Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Bùng phát sâu bệnh hại cây trồng

Thứ ba - 27/06/2017 04:54
Thời điểm này cây trồng vụ hè thu tại Nghệ An trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, phát triển nhưng đã xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại trên diện rộng, nông dân đang tích cực phòng trừ.

Ngay sau khi gieo xong 7 sào lúa, gia đình ông Nguyễn Huy Xuân ở xóm 5, xã Xuân Hòa (Nam Đàn) đã phun thuốc trừ ốc bươu vàng. Thế nhưng, khi nước được cấp về đồng cũng là lúc ốc bươu vàng phát sinh, gây hại trên diện rộng.

“Ốc bươu vàng xuất hiện ở khắp nơi. Ba, bốn ngày nay gia đình tôi tập trung nhân lực đi bắt mà không xuể. Hôm nay bắt, ngày mai lại thấy xuất hiện rất nhiều. Nếu không chịu khó thì chỉ cần một ngày là cả đồng lúa sẽ bị cắn sạch”.

09-31-57_nguoi_dn_tp_trung_r_dong_tieu_diet_oc_buou_vng
Người dân tập trung ra đồng tiêu diệt ốc bươu vàng

Sau khi bắt ốc, nông dân thường đem đổ trên đường lớn, gặp nắng nóng chết hoặc được xe cán nát. Một số hộ gom lại và đổ vào các thùng đựng rác trên các cánh đồng hoặc mang về băm cho gà vịt ăn.

Theo thông tin từ Ban Nông nghiệp xã Xuân Hòa, hiện toàn xã có 60ha lúa bị ốc bươu vàng tấn công với mật độ khoảng 10 - 15 con/m2, cục bộ có nơi 20 con.

“Vài năm lại đây, ốc bươu vàng ngày càng nhiều. Người dân chủ yếu tiêu diệt ốc bươu vàng trong thời kỳ cây lúa còn nhỏ. Còn đến lúc lúa đã lớn, chúng không còn khả năng gây hại thì lại không tiêu diệt. Vì thế, chúng ẩn náu dưới lòng đất, vũng nước sâu, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển rất nhanh. Hiện chúng tôi đã khuyến cáo bà con kết hợp phun trừ và bắt thủ công chứ chưa có chính sách gì hỗ trợ, khuyến khích”, bà Trương Thị Thành, cán bộ nông nghiệp xã Xuân Hòa cho biết.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, ốc bươu vàng đã phát sinh gây hại trên 1.347ha lúa, tập trung tại các huyện Nghi Lộc (1.086ha); Nam Đàn (193ha); Anh Sơn (40ha); Đô Lương (26ha)… với mật độ nơi cao 1 - 3 con/m2, cục bộ 20 - 40 con/m2. Các địa phương đã tổ chức phòng trừ được trên 259ha. Một số địa phương đã khuyến khích người dân ra đồng bằng việc thu mua với giá từ 10 - 20 nghìn đồng/kg, sau đó mang đi tiêu hủy.

09-31-57_oc_buou_vng_xut_hien_v_gy_hi_tren_dien_rong
Ốc bươu vàng xuất hiện và gây hại trên diện rộng

Ngoài ốc bươu vàng, Nghệ An hiện có trên 13.833ha lúa hè thu nhiễm sâu cuốn lá nhỏ lứa 4; mật độ phổ biến 30 - 50 con/m2, nơi cao 100 - 150 con/m2, cục bộ 200 - 300 con/m2; tập trung tại Yên Thành (5.880ha), Diễn Châu (3.049ha), Quỳnh Lưu (2.410ha)…; trong đó có trên 1.860ha nhiễm nặng, các địa phương đã tổ chức phun trừ được trên 1.016ha.

Lúa hè thu tại Nghệ An còn bị các đối tượng sâu bệnh khác tấn công như rầy nâu, rầy lưng trắng (705,2ha) tập trung tại các huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu; trong đó có 20ha nhiễm nặng với mật độ nơi cao 1.500 - 3.000 con/m2. Các địa phương đã phòng trừ được trên 616ha có mật độ rầy gây hại cao...

Bệnh chồi cỏ (988,6ha), rệp xơ bông trắng (213ha) cũng phát sinh gây hại trên cây mía. Sâu róm thông thế hệ I năm 2017 phát sinh gây hại trên hầu hết các lâm phần trồng thông, tổng diện tích nhiễm sâu 3.946,4ha, các địa phương đã phòng trừ được 1.859,2ha. Hiện sâu róm thông thế hệ II đã và đang phát sinh gây hại trên diện rộng, một số lâm phần có mật độ sâu cao có thể gây cháy nếu không được tổ chức phòng trừ tốt.

Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, sâu non cuốn lá nhỏ lứa 4 tiếp tục phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên diện rộng đối với lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh. Sâu non lứa 5 sẽ phát sinh gây hại với mật độ cao, trên diện rộng vào trung tuần tháng 7, đặc biệt ở lứa 5 có thể có hiện tượng gối lứa do đó thời gian gây hại của sâu non sẽ kéo dài.

Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục tích lũy số lượng và phát sinh gây hại tăng; một số vùng có thể có mật độ cao. Bệnh khô vằn sẽ phát sinh gây hại trên lúa từ giai đoạn làm đòng trở đi, đặc biệt là trên những vùng lúa cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm.

Bệnh bạc lá vi khuẩn có nguy cơ phát sinh gây hại trên những chân đất lầy thụt, trên những ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm từ giai đoạn làm đòng trở đi, đặc biệt bệnh sẽ gây hại nặng sau các đợt mưa kèm theo gió lớn…

Trước diễn biến phức tạp của sâu bệnh đối với cây trồng, Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An chỉ đạo cán bộ bám sát cơ sở, phân vùng, phân trà theo dõi sát diễn biến mật độ của sâu non lứa 4 và sự phát sinh gây hại của sâu non lứa 5 trong thời gian tới.

09-31-57_v_tp_ket_vo_nhung_thung_dung_rc
Tập kết ốc bươu vàng vào những thùng đựng rác

Theo khuyến cáo, nông dân chỉ phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên những diện tích có mật độ từ 50 con/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ đẻ nhánh và 30 con/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ làm đòng bằng các loại thuốc có hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC, Clever 150 SC, Opulent 150SC, Obaone 95WG, Sunset 300 WG…), Chlorantraniliprole (Prevathon 5SC, Voliam targo 063SC, Virtako 40WG…), Flubendiamide (Takumi 20WG). Thời gian phun hiệu quả nhất khi đa số sâu ở tuổi 1 - 3.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, chỉ phun trừ trên những diện tích có mật độ gây hại cao, bằng các thuốc nội hấp. Ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ cần dừng bón đạm, tháo cạn nước để phơi ruộng 2 - 3 ngày, bón thêm vôi bột, trường hợp không tháo được nước thì sau khi bón vôi cần tiến hành sục bùn. Có thể sử dụng một số chế phẩm như Kithita 1.4 DD, Boom flowwer phun qua lá để điều hòa giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, cây phục hồi nhanh hơn. Khi cây lúa phát triển trở lại và ra nhiều rễ mới màu trắng thì tiến hành chăm sóc, bón thúc bình thường.

Các đối tượng sâu bệnh khác như khô vằn, bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, sâu đục thân... cần theo dõi sát diễn biến tình hình phát sinh gây hại để phòng trừ kịp thời khi cần thiết.

Theo VĂN DŨNG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay76,542
  • Tháng hiện tại907,269
  • Tổng lượt truy cập92,080,998
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây