Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu sự biến động của quần thể rầy nâu ở Phú Yên

Thứ ba - 27/06/2017 04:56
Th.S Đặng Văn Mạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Phú Yên cho biết thời gian qua rầy nâu bùng phát, gây hại nhiều diện tích lúa ở tỉnh này.

Phương pháp của ngành BVTV cũng như bà con nông dân lâu nay là tiến hành điều tra hàng tuần theo định kỳ tại ruộng để theo dõi xem có sự xuất hiện gây hại của rầy nâu hay các loại rầy khác trên cây trồng hay không. Với việc làm này không thể dự báo được khi nào rầy xuất hiện, hoặc là rầy xuất hiện nhiều hay ít.

Để khắc phục hạn chế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học, nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã giúp Phú Yên đặt các bẫy gió bắt được rầy nâu bay qua. Dựa trên phân tích số liệu, có thể dự báo trong thời gian tới loại rầy nào sẽ gây hại cây trồng nào để chủ động phòng trừ. Đó là tính hiệu quả của bẫy gió so với cách điều tra thông thường.

Tiến sĩ Nakamura Satoshi và TS Mizuki Matsukawa thuộc JIRCAS vừa có chuyến đi đến Phú Yên lắp đặt bẫy gió thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam”. TS Nakamura Satoshi cho biết, với độ cao 10m, bẫy gió sẽ bắt được rầy di cư từ xa đến để xác định sự biến động quần thể và khả năng di cư của rầu nâu qua địa bàn Phú Yên.

Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi đến Phú Yên lần này là muốn xây dựng các bẫy gió. Việc đặt các bẫy nhằm xác định các loại rầy, đặc biệt là rầy nâu di cư. Khi bắt được rầy nâu chúng tôi sẽ phân loại ra rầy nâu hay rầy lưng trắng. Thông qua đó chúng tôi nghiên cứu hướng gió tác động đến sự biến đổi quần thể cũng như sự di cư của rầy nâu ra sao?".

"Việc đặt bẫy gió là để nghiên cứu khoa học, vậy nghiên cứu này có chuyển giao ứng dụng cho người dân không, thưa tiến sĩ?", chúng tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời dứt khoát: "Đó là điều hiển nhiên. Mục tiêu của bẫy gió, đầu tiên là phục vụ nghiên cứu. Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học phân tích đánh giá kết quả rồi chuyển giao ứng dụng cho người dân vào thực tế SX. Qua thực tế mới khẳng định tính hiệu quả".

Được biết, trong quá trình thực hiện đề tài, JIRCAS đã lắp đặt 4 bẫy gió tại các tỉnh Phú Yên, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên- Huế, Nam Định. Thời gian tới, các nhà khoa học Nhật Bản sẽ phân tích dữ liệu chung từ dữ liệu lắp đặt bẫy gió tại 4 tỉnh trên để có kết luận chính xác về sự biến động quần thể rầy nâu tại Việt Nam.

Theo LA HAI/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay12,769
  • Tháng hiện tại326,459
  • Tổng lượt truy cập90,389,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây