Học tập đạo đức HCM

Người dân vùng cao Hương Sơn vất vả chống rét

Thứ hai - 25/01/2016 22:41

Người dân vùng cao Hương Sơn vất vả chống rét

Đợt rét đậm, rét hại này, Hương Sơn là địa phương có nền nhiệt độ thấp nhất tỉnh khi tại Sơn Kim 1, có lúc xuống đến 0 độ C, còn lại phổ biến ở mức 4-5 độ C. Trước ảnh hưởng của giá rét người dân nơi đây đang khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu thiệt hại.

 

Bắt thêm bóng đèn sưởi ấm cho đàn lợn...

Bà Lê Thị Lợi, một hộ chăn nuôi bò tại thôn Kim Bình, xã Sơn Kim 2, cho biết: “Trong mấy ngày nhiệt độ xuống thấp, gia đình tôi phải che chắn quanh chuồng bò, phủ thêm rơm rạ, đốt củi, sử dụng thức ăn khô đã chuẩn bị từ mùa hè cho gia súc. Tuy nhiên, do bò nhiều nên thức ăn không đủ. Gia đình đang hết sức lo lăng nếu nhiệt độ vẫn không tăng trong những ngày tới”.

Tương tự, mấy hôm nhiệt độ xuống thấp, gia đình anh Nguyễn Kim Tài (tổ dân phố 10, thị trấn Tây Sơn) phải độn rơm rạ dày và dùng bóng điện công suất lớn để sưởi ấm cho đàn lợn. "Đối với lợn con hoặc lợn nái đang trong thời kỳ cho con bú, tôi phải nhóm thêm bếp lửa để lợn đủ ấm. Mấy đêm nay, hầu như tôi không ngủ, lo nhóm lửa để cứu mấy ổ lợn con vừa mới đẻ. Hy vọng là thời tiết nhanh ấm trở lại" - anh Tài chia sẻ.

... đốt củi cả ngày sưởi ấm cho đàn bò...

Gia đình ông Võ Văn Hiếu (tổ dân phố 10, thị trấn Tây Sơn) nuôi 1 con bò và 4 con hươu. Mấy hôm nay, ngày cũng như đêm, ông đều phải ủ rơm dày và nhóm bếp lửa cho chúng sưởi ấm. Mặc dù mưa rét nhưng ngày nào vợ ông cũng đi cắt cỏ về để đàn gia súc không bị đói. Nhiều hôm đi cắt cỏ, rét sưng hết cả tay nhưng bà vẫn phải cố gắng, vì sợ nếu bị đói, gia súc sẽ không qua nổi đợt rét hại này.

Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã thế, với hộ đầu tư quy mô nỗi lo càng lớn hơn vì khối tài sản của họ đầu tư vào đây là rất nhiều. So với đàn lợn, đàn gia cầm chịu rét kém hơn, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, cúm nếu không được bảo vệ kịp thời, trong khi đây là giai đoạn vỗ béo lấy thịt phục vụ dịp Tết Nguyên đán sáp tới. Một chủ trại lợn ở Sơn Kim 1, lo lắng: Mấy ngày nay, chúng tôi làm đủ mọi cách để chống rét cho đàn lợn nhưng chúng vẫn rất nhác ăn và chỉ nằm ì một chỗ. Nếu rét còn kéo dài thì ảnh hưởng rất lớn.

... và tăng cường bổ sung thức ăn khô, đang là những biện pháp chống rét trong tầm với mà nông dân Hương Sơn đang áp dụng

Đối với cây trồng, nhiều đám ruộng gieo thẳng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị Hoa ở xã Sơn Tây, lo lắng: Tôi có đám ruộng hơn 3 sào, vừa gieo thẳng được mấy hôm, nay gặp rét và mưa ngập úng nên nguy cơ sẽ bị thối hết. Tôi cũng cố gắng tháo nước, bón tro bếp để mong cứu vớt đám ruộng nhưng chưa chắc đã có kết quả tốt. Nếu rét đậm, rét hại kéo dài, lứa này hỏng phải gieo lại thì nguy cơ sẽ bị chậm thời vụ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa sau này. Đám mạ còn lại tôi đã che phủ ni lông nhưng nay cũng đã trắng hết rồi. Chắc rồi cũng hỏng hết.

Các vùng trồng cây ăn quả phục vụ Tết cũng đang đối mặt nguy cơ bị rụng quả. Người dân Hương Sơn phải gồng mình đối phó nhằm đảm bảo cho sự phát triển của cây trồng và hạn chế thiệt hại về năng suất. Ông Tân, một hộ trồng cam ở Sơn Mai, chia sẻ: Tôi còn khá nhiều cam đang để dành bán Tết nên đang lo cây rụng quả. Lo thế nhưng chẳng biết có cách gì để phòng chống. Chỉ cầu mong nhanh qua trận rét lịch sử này thôi...

Theo Chính Thu- Võ Nhung/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay72,096
  • Tháng hiện tại902,823
  • Tổng lượt truy cập92,076,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây