Học tập đạo đức HCM

Nhiều thách thức trong sản xuất vụ hè thu 2014 (Bài 2): Cảnh báo tùy tiện sử dụng giống

Thứ sáu - 30/05/2014 10:31
So với cùng kỳ năm trước, “đỉnh” gặt tập trung của lúa xuân năm nay đến chậm hơn từ 5-7 ngày. Vụ xuân chưa qua, hè thu đã tới. Thời vụ “căng”, cộng với sự tùy tiện trong sử dụng giống ngoài cơ cấu của nông dân một số địa phương và nguy cơ thiếu nước tưới... là những thách thức không nhỏ trong vụ sản xuất này.

Thời vụ “căng”!

Mùa vụ thúc lưng…

Mặc cho những ngày qua nắng như cháy trên đầu, cánh đồng lúa xuân vừa chín vẫn tấp nập bóng người nông dân thoăn thoắt tay liềm. Bà Nguyễn Thị Mỹ (xã Sơn Hà, Hương Sơn) cho biết: “Mùa vụ cứ thúc sau lưng, mới chỉ vài ruộng cho chín nhưng gia đình tôi phải tranh thủ thu hoạch vì năm nay thời vụ sát rạt nhau. Nếu không giải phóng sớm đồng ruộng thì sợ sẽ không kịp làm hè thu mà chạy lũ mất”.

Bài 1: Thời vụ “căng”
Bắc mạ góc ruộng sẽ giúp bà con nông dân rút ngắn thời gian “quay vòng” luân canh trên đồng ruộng

Các vùng lúa đang ở thời kỳ gặt rộ, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 20.000 ha lúa xuân (trên 40% tổng diện tích), tập trung chủ yếu ở các địa phương: Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc và Hương Khê. Đứng ở “top” sau, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh cũng “vắt chân lên cổ” đuổi kịp hè thu.

Ông Phạm Văn Tình (thôn Tân Vĩnh Cần, Cẩm Thành, Cẩm Xuyên) cho biết: “Vì lo rét đại hàn nên tôi lùi ngày đổ giống trà xuân muộn đến mùng 2 tết, bây giờ, chắc phải đến đầu tháng 6 mới thu hoạch được. Nhà tôi có hơn mẫu ruộng, tập trung máy móc thì chỉ khoảng 4-5 ngày là thu hoạch xong, nhưng phải sau 10 ngày nữa mới hoàn tất việc làm đất cho vụ hè thu. Theo tính toán thì khoảng 20/6 sẽ xong xuống giống hè thu”. Riêng ở Cẩm Xuyên, vụ xuân 2014, có khoảng 40% diện tích gieo vào cuối khung lịch thời vụ, trong đó có khoảng 2.000 ha chậm thời vụ. Đối với địa phương có diện tích gieo cấy bằng 1/5 của tỉnh thì thực trạng này không phải là chuyện “dễ thở” đối với việc chạy đua với thời gian.

Theo kế hoạch, đã đến kỳ đổ nước vào chân ruộng làm đất sản xuất hè thu (từ 25/5 - 10/6) nhưng ở một số vùng lúa vẫn chưa chín nên khả năng lịch mở nước sẽ phải lùi lại. Việc chậm tiến độ đến cả chục ngày sẽ là thời gian “chết người” đối với mùa vụ lắm tai ương sắp tới. Đó là chưa kể, vào chính vụ, giá công người, công máy sẽ khó lường trước nhu cầu sử dụng tăng cao. Điều này dẫn đến việc ngại đầu tư của không ít nông dân, làm giãn tiến độ.

“Sớm một ngày, hay một điều”…

Bà con nông dân vẫn truyền nhau kinh nghiệm lúa “đỏ đuôi” thì xuống đồng bắc mạ. Chẳng thế mà, những ngày này, nông dân Đức Thọ vừa tranh thủ gặt diện tích đã chín, vừa làm mạ góc ruộng. Ông Nghiêm Sỹ Đông - Q. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ cho biết: “Huyện đã chỉ đạo các địa phương bắc mạ chân ruộng từ ngày 10/5, sớm hơn lịch của tỉnh 5 ngày. Đến thời điểm này, huyện đã cơ bản hoàn tất việc bắc mạ toàn bộ diện tích chuẩn bị cho hè thu. “Sớm một ngày, hay một điều”, đối với vùng hè thu chạy lụt, ngoài cơ cấu bộ giống cực ngắn thì xuống giống sớm là nguyên tắc “vàng” để sản xuất “ăn chắc”. Đối với những vùng có tập quán cấy thì bắc mạ là lựa chọn tối ưu nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa, tránh thiên tai vào cuối vụ.

Còn ở những địa phương có tập quán gieo thẳng, vài năm trở lại nay, phong trào cơ giới hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hằng năm, các huyện liên tục ưu tiên chính sách để mỗi xã, thôn đều được trang bị hàng trăm máy gặt đập liên hợp và vô số máy gặt tay mini khác. Thậm chí, lúc cao điểm, các chủ máy có thể luân chuyển từ vùng này sang vùng khác để “tăng bo” đẩy nhanh thu hoạch và làm đất. Một trong những huyện đi đầu trong chính sách này là Cẩm Xuyên, Can Lộc và Thạch Hà. Ông Lâm Xuân Thái - Phó phòng Nông nghiệp Cẩm Xuyên cho biết: “Hiện nay, toàn huyện có trên 100 máy gặt đập liên hợp và gặt mini, hàng trăm máy cày (có thể gắn bánh lồng làm đất) sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ. Lấy nước điều hành thời vụ, huyện chỉ đạo các địa phương thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy đến đó”.

NGUYỄN OANH

(còn nữa)
Nguồn baohatinh.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập783
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm773
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,368
  • Tổng lượt truy cập93,159,032
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây