Học tập đạo đức HCM

Ốc bươu vàng tấn công lúa

Thứ hai - 19/06/2017 21:30
Trái ngược với năm ngoái hạn hán, mặn xâm nhập, năm nay mưa đến sớm và nhiều nên đã làm ngập úng gây chết một số diện tích lúa hè thu 2017.

 

Không những vậy còn có sự xuất hiện, bùng phát của ốc bươu vàng (OBV) tại một huyện trồng lúa trọng điểm ở Long An.

11-55-12_h2jpg
OBV tấn công cắn phá lúa ở xã Long Trạch, huyện Cần Đước, Long An

Ông Huỳnh Văn Đành, Trưởng trạm Khuyến nông Cần Đước cho PV NNVN biết, vụ lúa HT năm 2017 toàn huyện trồng 9.500ha nhưng đã hiện có trên 200ha lúa bị chết do ngập nước nặng nằm tập trung ở các xã vùng sâu như Long Hựu Đông, Long Trạch, Tân Ân, Phước Tuy...

Đặc biệt, đối với những vùng trũng thấp, nước tồn đọng cao trên ruộng, tạo điều kiện cho ốc bươu vàng tấn công gây hại lúa từ vài ngày tuổi cho đến 1 tháng. Tình trạng này diễn ra khiến bà con nông dân lo lắng, làm tăng chi phí phòng trừ lên so mọi năm khoảng 200.000 đồng/ha (tăng 5kg thuốc bã mồi/ha).

Theo ước tính, toàn huyện có đến 500ha lúa bị OBV cắn phá, tỷ lệ nhiễm 5 - 10%, chủ yếu giai đoạn lúa con (mạ) ở các xã như Long Trạch, Phước Vân, Phước Tuy... Trong đó, một số diện tích lúa đang còn giai đoạn "mạ" nên nhiều nông dân phải sạ lại hoặc cấy dặm để phục hồi diện tích bị thiệt hại. Nguyên nhân chính do vụ HT năm nay mưa nhiều, khâu vệ sinh đồng ruộng gặp khó khăn, đất không phơi được là điều kiện thuận lợi để OBV bùng phát.

Tại xã Long Trạch, theo ông Nguyễn Quốc Việt (khuyến nông viên), các năm trước ở địa phương ít thấy nó xuất hiện, vì vậy năm nay bà con mất cảnh giác, đến khi OBV tấn công trên diện rộng thì lúng túng, bất ngờ. Toàn xã có 65ha bị OBV tấn công với mật độ từ vài chục đến hàng trăm con/m2, có nhiều hộ gia đình thiệt hại cả sào (công) lúa phải sạ lại hoàn toàn.

"Các biện pháp diệt ốc đang được khuyến cáo là dùng các cách dẫn dụ để bắt, như đặt lưới ở cống dẫn nước ngay từ đầu vụ để ngăn chặn OBV lây lan, đồng thời dễ thu gom, bắt ốc bằng tay khi thấy ốc trên ruộng và tạo rãnh trên ruộng để khi tháo nước ốc gom xuống rãnh dễ thu gom, cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng bằng tay. Tuy nhiên, cách phổ biến mà bà con nông dân đang sử dụng là đặt thuốc bã mồi với liều lượng khoảng 5kg/ha", ông Việt chia sẻ.

Theo Đỗ Quyên/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm410
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,286
  • Tổng lượt truy cập90,284,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây