Học tập đạo đức HCM

Quản lý dịch hại cây ăn trái mùa mưa

Thứ ba - 14/08/2018 03:52
Mùa mưa là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh lây lan trên vườn cây ăn trái. Vì vậy cần có nhiều biện pháp đồng bộ để quản lý.
Để sầu riêng ra hoa cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để hạn chế sâu bệnh

GS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ cho biết, rệp sáp thường phát triển mạnh vào mùa khô. Mùa mưa thời tiết ĐBSCL lại có đợt khô hạn ngắn (hạn bà chằn) khi bà con tận dụng xử lý cho cây ra trái mùa nghịch. Đó là điều kiện để rệp sáp phát triển và gây hại.

Hiện bà con xử lý ra hoa mùa nghịch trên sầu riêng khá phổ biến. Mùa mưa khí hậu ẩm ướt, cây khó ra hoa. Nông dân muốn cho sầu riêng ra hoa thì phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ. Thông thường, sau khi thu hoạch xong nhà vườn bón phân kích thích ra đọt để cây đủ khả năng ra trái tốt. Trong giai đoạn nuôi trái, nếu trái nhiều nên tỉa trái bỏ bớt. Đối với giống sầu riêng MongThong, Ri6 (tùy theo tuổi cây) muốn ra trái thì phải tạo tán ngay từ nhỏ, để cành chết đi rồi sẽ phục hồi rất khó.

Để xử lý ra hoa thì điều kiện quản lý nước cực kỳ quan trọng. Hệ thống cống bộng phải chủ động được nước. Thông thường tháng 10 là mưa dầm, nếu không phủ gốc thì hiệu quả ra hoa sẽ không cao. Để làm bông mùa nghịch, phải chuẩn bị cây thật tốt, siết được nước, phun hóa chất để tạo mầm hoa...

TS Lê Quốc Điền, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, hầu hết nhà vườn đều muốn SX nghịch vụ để có trái bán giá cao. Để quản lý rệp sáp bà con cần lưu ý đối tượng cộng sinh là kiến. Kiến phân tán toàn vườn, phát triển rất nhanh và khó diệt. Muốn giải quyết triệt để thì phải diệt kiến trước. Không nên sử dụng thuốc BVTV hóa học mà dùng thuốc sinh học để trái cây an toàn.

Cách làm khá đơn giản, sử dụng bột ớt và tỏi phối trộn (100gram bột ớt kết hợp với 100gram bột tỏi đã ngâm trước 1 tháng) hòa chung khoảng 100 lít nước để phun từ 1 - 2 lần sẽ diệt được nhóm kiến.

Trước khi mùa trái cây chuẩn bị ra bông thì giảm bớt được mật số rệp sáp và nếu không có nhóm kiến thì rệp sáp chỉ xuất hiện ở một vài điểm và diệt rất nhanh. Nhóm rệp sáp rất dễ quản lý, nên kiểm soát liên tục và thường xuyên. Có thể sử dụng 15cc nước rửa chén hòa với nước để phun ở những vị trí có rệp sáp. Quan trọng nhất là nên sử dụng các biện pháp sinh học sẽ giải quyết được kiến thì sẽ giải quyết được rệp sáp, đây là cách làm mang tính bền vững.

Theo TS Điền, để xử lý bệnh thối rễ vào mùa mưa, trước tiên cần kiểm tra sức khỏe của cây. Đối với cây sầu riêng, rễ cả thân rất nhiều nước, nếu đất bị ẩm ướt kéo dài liên tục sẽ dẫn đến thối rễ, phải kiểm soát nước thật kỹ. Bệnh thối rễ thường phát sinh sau cơn mưa buổi tối. Cây sầu riêng thối rễ trên đọt sẽ nhanh chết, phải tìm thối rễ chỗ nào để cắt bỏ và quét thuốc ở vị trí đó để trị. Thối rễ sơ cấp cây sẽ suy kiệt rất nhanh.

Chú ý, trong thời gian xử lý bộ rễ nên phun qua lá, chọn một số phân bón lá cao cấp sẽ giúp lá hấp thu mạnh, giúp hồi phục rễ và mọc rễ mới. Hiện có rất nhiều loại thuốc có thể xử lý được, nhưng phải sử dụng đúng liều lượng và điều trị cho dứt điểm. Những cây, trái bị bệnh đã đốn bỏ thì không được bỏ xuống mương mà nên đốt bỏ để tránh lây nhiễm bệnh.

Kỹ sư Phạm Văn Huy, Cty Behn Meyer Việt Nam cho biết, trong quá trình xử lý nghịch vụ sầu riêng cần quản lý một số bệnh hại. Sau khi ra cơi đọt thì bón ít phân lân khi được 2 - 3 lá. Không để nước vào đọng bên trong sẽ dẫn đến tỷ lệ ra hoa không hiệu quả. Bên cạnh những yếu tố xử lý bằng thủ công thì yếu tố góp phần quan trọng là bón phân lân, sau 7 - 10 ngày tiến hành bón Nitrophoska 15-15-15 của Cty BM. Đối với dòng này cây từ 4 - 7 năm tuổi thì bón khoảng 1 - 1,2 kg/gốc, độ tuổi từ 8 năm trở lên thì bón khoảng 1,5 kg/gốc.

Sau quá trình bón Nitrophoska 15-15-15 khoảng 5 ngày bắt đầu bón Fruit Ace. Phân có thành phần kali 30%, kali tinh khiết, kali trắng giúp kích thích ra hoa, hạn chế cháy lá. Đối với cây từ 4 - 7 năm tuổi thì bón 700gram/gốc, cây trên 10 năm tuổi thì bón từ 1 - 1,2kg/gốc.

HOÀNG VŨ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay24,384
  • Tháng hiện tại217,477
  • Tổng lượt truy cập92,595,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây