Học tập đạo đức HCM

“Sung túc” nhờ cây lúa khỏe

Thứ ba - 15/04/2014 04:42
Về xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) hỏi về điển hình SX giỏi, nhiều người khen ngợi anh Sáng - một “nhà nông tiên phong” ở ấp Cây Huệ.

Về xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang hỏi tên nông dân sản xuất giỏi, nhiều người khen ngợi anh Nguyễn Văn Sáng, 45 tuổi, “Nhà nông tiên phong” ở ấp Cây Huệ. Anh Sáng vừa giỏi chuyện ruộng đồng, làm giàu từ cây lúa, vừa sẵn lòng trợ giúp kỹ thuật cho bà con.

Làm giàu từ lúa

Trò chuyện, anh Sáng thật lòng kể: Anh là con trai út trong một gia đình nông dân “nhà nòi” ở vùng này. Cha mẹ làm nghề nông nên từ nhỏ anh đã theo cha ra đồng. Nhà ở trong kênh xa sông sâu nước chảy, nằm giữa vùng đồng ruộng bao la, đường sá đi lại khó khăn nhưng vì yêu quý nghề nông nên học hết phổ thông trung học anh tiếp tục theo học trung cấp trồng trọt ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang. Rồi nhờ “nghề dạy nghề”, mang kiến thức đã học về vận dụng ngay trên đồng ruộng của gia đình giúp cho “Năm nào nhà tôi cũng làm lúa trúng mùa”, như lời anh tự tin thổ lộ.

Lập gia đình năm 21 tuổi, ban đầu anh Sáng được cha mẹ cho một phần đất rộng 1,3 ha. Chính vì nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) nên ruộng lúa nhà anh liên tiếp đạt năng suất cao, trong khi chi phí giảm và lợi nhuận tăng lên. Cùng với những kế hoạch chi tiêu hợp lý, đến nay vợ chồng anh đã xây được tổ ấm đáng mơ ước: một ngôi nhà khang trang với 3 người con - đứa lớn trưởng thành và đã lập gia đình, 2 đứa còn lại học hành đàng hoàng, ngoài ra anh chị lại tậu thêm được đất ruộng với diện tích thành khoảnh gần 4 ha.

Nhớ lại từ vụ lúa ĐX năm 1994, anh Sáng bắt đầu thử dùng vài loại thuốc của Syngenta như Sofit, Anvil rồi Tilt Super… trên 5 công lúa. Kết quả cho thấy năng suất cao hơn 10% so với phần ruộng còn lại sử dụng các loại thuốc khác. Dần dần, anh chuyển toàn bộ ruộng của gia đình theo hướng áp dụng các giải pháp của Syngenta. Vụ ĐX 2013-2014 vừa thu hoạch xong, anh làm lúa giống IR50404 đạt năng suất trên 12 tấn lúa tươi/ha, cao nhất từ trước tới nay. Nếu tính trên 4 ha lúa, gia đình anh Sáng thu hơn 49 tấn lúa. Với chi phí SX trên 2,7 triệu đồng/công, giá bán 4.470 đồng/kg thì doanh thu đạt 5,4 triệu đồng/công. Tính chung tổng mức thu đạt trên 220 triệu đồng, trừ các khoản chi phí anh có lãi gần 120 triệu đồng.

19-19-30-nh-1-nh-sng-ben-ruong-lu-dx-cu-minh-dt-nng-sut-12-tncong193051483
Anh Sáng bên ruộng lúa ĐX của mình đạt năng suất 1,2 tấn/công

Trong câu chuyện tràn đầy niềm say mê ruộng đồng, anh Sáng thích thú nói tới những tiến bộ kỹ thuật mới. Phân tích, đối chiếu giữa 2 cách làm lúa: một là bảo thủ theo lối canh tác truyền thống, hai là năng động áp dụng thực hành theo hướng dẫn kỹ thuật mới, anh bảo chắc chắn mình sẽ chọn cách thứ hai. Quả đúng vậy, từ lúc chuẩn bị sắp vào vụ, anh đến các đại lý bán vật tư nông nghiệp nghe giới thiệu, tư vấn các loại thuốc và cách sử dụng thuốc của những công ty khác nhau. Mua về sử dụng thử, so sánh qua nhiều vụ, sau cùng anh nhận thấy áp dụng các giải pháp tích hợp trong SX lúa của công ty Syngenta là đem lại hiệu quả cao nhất. Như anh và nhiều nông dân đúc kết lại, lý do các giải pháp này được lòng bà con là vì chúng mang lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, bảo vệ thiên địch và điều rất quan trọng là bảo vệ sức khỏe nông dân.

Mong bà con khá, giàu

Anh Sáng thừa nhận: “Nông dân làm lúa muốn có thu nhập cao phải có đất nhiều. Nhưng với diện tích đất hạn chế mà muốn có sự gia tăng cách biệt trong thu nhập thì làm lúa phải trúng mùa, đạt năng suất cao vượt trội. Riêng tôi nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới của Syngenta mà thu nhập tăng lên đáng kể. Để có được điều kiện kinh tế cải thiện như ngày hôm nay, với những tiện nghi như xe gắn máy, tivi và nhiều vật dụng có ý nghĩa khác đáp ứng ngày một nhiều hơn nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, điều đáng kể nhất chính là nhờ thành công từ cây lúa mang lại”.

Anh Nguyễn Văn Sáng là một trong những nông dân tiêu biểu đã có thâm niên hơn 20 năm sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV và giải pháp cho cây lúa của Syngenta và luôn tích cực hỗ trợ các hoạt động phổ biến kiến thức cho bà con tại địa phương nhằm giúp bà con canh tác lúa đạt lợi nhuận tối đa.

Về tình nghĩa với bà con chòm xóm, anh Sáng tâm sự: “Tôi mong sao có thể góp phần giúp ích cho nhiều bà con nông dân làm lúa trúng mùa, được giá để mau khá, giàu. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ tổ trưởng tổ kinh tế kỹ thuật nông nghiệp của xã Hòa Hưng, Giồng Riềng, tôi đang tiếp tục theo học năm thứ 3 liên thông đại học ngành nông nghiệp. Tôi nghĩ học để nâng cao kiến thức về kỹ thuật SX nông nghiệp, vì tiến bộ KHKT không ngừng đổi mới và có nắm vững kiến thức mới giúp được cho bà con nhiều hơn”.

Anh Sáng tin rằng việc áp dụng kỹ thuật mới, cách làm mới sẽ giúp bà con thay đổi dần tập quán canh tác cũ: “Đa số bà con nông dân mình có thấy mới tin, có áp dụng làm thử thấy đạt hiệu quả mới chịu làm theo. Bởi vậy tôi sẵn sàng đi tiên phong trong việc thực hiện các mô hình thử nghiệm và chia sẻ từng bước thực hành theo các giải pháp kỹ thuật trong việc quản lý dịch hại. Ban đầu tôi giúp hơn 30 hộ áp dụng làm theo kỹ thuật mới của Syngenta. Đến nay có trên 100 hộ ở 6 ấp trong xã Hòa Hưng làm hạt nhân áp dụng biện pháp kỹ thuật mới, đây chính là những tấm gương thành công giúp bà con lân cận làm theo”.

Anh Út Hảo, nông dân cùng xã Hòa Hưng nói về anh Sáng với giọng ngợi khen: “Út Sáng lanh lẹ, sẵn sàng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm trồng lúa giúp bà con làm lúa trúng. Dù công việc bộn bề nhưng có nông dân nào thắc mắc quanh chuyện sâu bệnh hại lúa, bất cứ lúc nào cứ gọi điện là Út Sáng sẽ cùng chia sẻ giúp bà con cách phòng trị”.
 

Chương trình “Nông dân vì cộng đồng” của Syngenta được phát động từ  2006 đến nay. Với việc đặt người nông dân làm trọng tâm trong mọi hoạt động của mình, Syngenta trang bị cho họ kiến thức KHKT để giúp người nông dân canh tác có hiệu quả hơn. Những người nông dân có tư duy, có kiến thức sẽ góp phần tích cực tuyên truyền, nhân rộng kiến thức và giúp đỡ cộng đồng địa phương cùng áp dụng, mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho cây trồng của mình.










 

Nguồn: nongnghiep.vnv

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,035
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,034
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,741
  • Tổng lượt truy cập93,167,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây