Học tập đạo đức HCM

Thời tiết vụ đông xuân tương đối thuận lợi

Thứ hai - 20/01/2014 03:47
“Vụ đông xuân 2013 - 2014 ở miền Bắc và mùa khô năm 2014 ở miền Nam sẽ ít có khả năng xảy ra hạn hán gay gắt như năm ngoái. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc mạnh và mưa đá luôn là những nguy cơ rình rập”- ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định.

Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2013 có số cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta nhiều nhất trong vòng 50 năm qua. Tất cả các cơn bão trước khi đổ bộ vào nước ta trong năm qua đều có hướng di chuyển và diễn biến về cường độ rất phức tạp. Đây cũng là năm ghi mức kỷ lục về số cơn bão mạnh vào nước ta; trong đó phải kể đến các cơn bão số 10, 11, 14.

Bão lớn đến dồn dập gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, song cũng cung cấp một lượng nước vô cùng lớn cho tất cả các hồ chứa thủy điện và thủy lợi. “Hầu hết các hồ chứa ở tất cả các vùng trên cả nước đều tích nước ở mức bình thường hoặc cao hơn mức bình thường” - ông Hải cho biết. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết vụ đông xuân 2013 - 2014 được dự báo sẽ tương đối thuận lợi nên các vùng trên cả nước sẽ ít có khả năng xảy ra khô hạn nghiêm trọng.

Cụ thể, ở Bắc Bộ, lượng mưa trong tháng 1 và 2 ở mức ít hơn trung bình nhiều năm nhưng sang tháng 3 và 4, khu vực này sẽ có mưa nhiều hơn. Dòng chảy toàn hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có khả năng ở mức nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 18%; trong đó tháng 1 và 2 thiếu hụt khoảng 10 - 40%; tháng 3 và 4 thiếu hụt khoảng 5 - 10%. Trên sông Hồng tại Hà Nội, lưu lượng trung bình ở mức 900 - 1.100 m3/s (trung bình nhiều năm 1.180 m3/s). Mực nước thấp nhất tại trạm thủy văn Hà Nội có khả năng ở mức 0,3- 0,5 m và xuất hiện vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Tại các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ, từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa sẽ cao hơn trung bình nhiều năm. Dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 30%; dòng chảy trên các sông ở Nghệ An, Hà Tĩnh từ nay đến cuối mùa khô có khả năng ở mức như mọi năm. Còn ở Trung và Nam Trung Bộ, vào đầu mùa, dòng chảy trên hầu hết các sông ở mức thấp hơn các năm trước từ 8 - 30%; vào cuối mùa thấp hơn khoảng 40%. Dòng chảy trên các sông ở Tây Nguyên cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 50%.

Dù dòng chảy trên nhiều sông thấp hơn các năm trước nhưng mùa cạn năm 2013 - 2014, tình trạng thiếu nước ít có khả năng xảy ra gay gắt trên diện rộng như năm trước do các hồ chứa đã tích đầy nước. Tình trạng khó khăn trong giao thông thủy và phát điện trong mùa khô 2013 - 2014 sẽ bớt căng thẳng. “Tuy nhiên, một số nơi như vùng Đông Bắc và miền núi phía Bắc vẫn có thể xuất hiện tình trạng khô hạn cục bộ. Trong tháng cuối cùng của vụ xuân 2014, tỉnh Thanh Hóa và khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ cũng cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước cục bộ và xâm nhập mặn”, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa và hạn dài (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn) cảnh báo.

Ông Hòa cũng cho biết thêm, từ nửa cuối tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ giao mùa, các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh vùng núi phía Bắc đề phòng khả năng xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc mạnh và mưa đá. Nhiều chuyên gia khí tượng phân tích, ngay trong những ngày đầu tiên của vụ đông xuân này đã có những hiện tượng thời tiết cực đoan: Tuyết rơi dày trong tháng 12/2013 tại Lào Cai - một hiện tượng được ghi nhận trong 50 năm trở lại đây. Trong các ngày 14 15, 16/12/2013, ngay giữa mùa đông đã xuất hiện một đợt mưa trên diện rộng với lượng mưa lớn tương đương giữa mùa mưa. Mưa to khiến lũ đổ về hồ Sơn La ngày 16/12 lên tới 5.000 m3/s - gấp hơn hai lần so với lưu lượng lũ vào chính mùa lũ (thường chỉ ở mức 2.000 - 2.500 m3/s). Đây là những dấu hiệu cảnh báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm bất thường có thể xảy ra bất cứ khi nào trong năm 2014.

Huyền Tím

Nguồn: baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập543
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm542
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,095
  • Tổng lượt truy cập92,020,824
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây