Học tập đạo đức HCM

Trồng dứa phụng phục vụ Tết

Thứ ba - 12/01/2016 20:39
Vùng dứa nguyên liệu Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với dứa Cầu Đúc ngon ngọt được chế biến thành các mặt hàng xuất khẩu mà còn có các loại dứa độc đáo phục vụ thị trường Tết Nguyên đán như dứa hoa, dứa son.

Trong đó độc đáo nhất và có giá trị cao nhất là dứa phụng, giá từ 200.000 đến 500.000 đồng/quả, cao hơn 20 lần so với giá dứa thường.

Dứa phụng vốn khó trồng, đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật để có quả đẹp, hình dáng độc đáo. Ông Huỳnh Trường Văn ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh), chủ một trong những nhà vườn đầu tiên trồng dứa phụng ở Hậu Giang cho biết, năm 2010, ông Văn xin được một cây dứa phụng giống của người bà con rồi nhân thành nhiều cây trồng trong vườn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Ông Văn cho biết, cây dứa phụng có bụi rộng và cao nên cần được trồng với khoảng cách lớn, bón phân đúng kỹ thuật theo từng thời kỳ để cung cấp đủ dưỡng chất cho quả phát triển. Dứa phụng có giá cao từ 200.000 đến 500.000 đồng/quả, nên ông trồng và xử lý ra quả theo đơn hàng của thương lái, nếu còn dư mới biếu họ hàng và trưng bày trong gia đình dịp Tết.

Gia đình ông Lưu Văn Lượm có vườn dứa phụng lớn nhất Hậu Giang khi có đến hơn 250 cây đang cho quả phục vụ dịp Tết Nguyên đán Bính Thân. Dứa phụng khó tạo cây giống so với dứa thường vì không có cây con ở phần cuống quả, chỉ lấy được cây con mọc ra từ bụi. Vì vậy, để nhân thành vườn dứa hơn 250 cây như gia đình ông Lượm là cả một quá trình chọn lựa cây giống tỉ mỉ. Ngoài ra, cây dứa phụng chỉ cho quả một lần rồi phải phá bỏ để trồng mới nên mỗi năm nhà vườn đều phải cải tạo đất và chuẩn bị cây giống cho vụ mới.

Theo ông Lượm, quả dứa phụng được đẹp khi có trọng lượng lớn từ 3 - 5 kg. Quả dài nhiều mắt, phần đầu quả có màu đỏ thắm, xòe to như đuôi phụng, phần cuống có nhiều quả nhỏ bao quanh, đẹp nhất là từ 10 đến 12 quả con.

Để quả dứa phụng có hình dáng đẹp, cần dùng rơm phủ khi quả lớn để không bị ánh sáng mặt trời làm mất đi màu đỏ tự nhiên, cắt tỉa lá dứa xung quanh để quả có không gian phát triển. Quả dứa có giá trị nhất là quả có phần đầu xòe rộng, phần cuống nhiều quả nhỏ xung quanh.

Thông thường, thương lái trả giá tùy theo hình dáng của từng quả dứa phụng, nhưng luôn cao hơn từ 10 - 20 lần so với giá dứa thường. Mỗi vụ trồng dứa phụng phục vụ Tết Nguyên đán, ông Lượm thu nhập khoảng 30 triệu đồng, các vụ khác trong năm ông trồng dứa Cầu Đúc để cung cấp cho các nhà máy chế biến dứa xuất khẩu.

Cùng với dứa phụng, các loại dứa son, dứa hoa trồng trong dịp Tết cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Dứa hoa là quả đợt đầu của cây dứa mới trồng, quả có trọng lượng lớn và có nhiều cây con ở phần cuống, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ nên được nhiều gia đình chọn trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán nên một số nhà vườn đã dành những vườn dứa ra quả đầu vụ để bán trong dịp Tết. Dứa hoa được bán cho thương lái hoặc bán lẻ tại các chợ địa phương có giá 15.000 đến 20.000 đồng/quả, trong khi giá dứa thường từ 5.000 đến 10.000 đồng/quả. Dứa son là loại dứa có quả màu đỏ tươi như son, theo người dân địa phương, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc nên hay trưng quả này trong dịp Tết để cầu mong may mắn, phát tài. Dứa son thường chỉ được trồng một vụ trong năm và xử lý ra quả đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Theo ông Quách Thận, cán bộ khuyến nông xã Hỏa Tiến, xã có khoảng 900 ha trồng dứa Cầu Đúc; trong đó hơn 10 nhà vườn trồng các loại dứa có màu sắc, kiểu dáng độc đáo có giá cao trong dịp Tết Nguyên đán. Ngành nông nghiệp xã đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn nhà vườn xử lý kỹ thuật để dứa ra quả đúng vào dịp Tết, các cách chọn lựa, chăm sóc để dứa có màu sắc và kiểu dáng đẹp, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong dịp Tết, nhân giống dứa phụng để cung cấp cho các nhà vườn địa phương, góp phần nâng cao giá trị cây dứa ở Hậu Giang.

Nguồn: báo An Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,020
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại790,204
  • Tổng lượt truy cập93,167,868
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây