Giá cả vật tư tăng, thiếu lao động...
Theo ông Trần Xuân Định - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình, vụ đông năm nay toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng đạt 40.000ha trở lên, tăng ít nhất gần 4.000ha so với vụ đông 2011. Trong đó, đậu tương chiếm 7.525ha, ngô 7.525ha, khoai tây 4.150ha, khoai lang 4.250ha, ớt 1.400ha, dưa bí các loại 4.960ha, rau các loại 10.450ha.
Nhiều giống cây vụ đông có giá trị cao được 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định ưu tiên gieo trồng. |
Tuy nhiên, cũng như mọi năm, vụ đông năm nay Thái Bình đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thời vụ lúa xuân chậm hơn trung bình nhiều năm khoảng 7 ngày, ảnh hưởng đến tiến độ làm đất và xuống giống vụ đông; giá vật tư nông nghiệp tăng cao; lực lượng lao động nông thôn thiếu và yếu, chưa có nhiều máy móc thay thế sức lao động; hệ thống tưới tiêu cho cây màu còn nhiều bất cập…
“Chúng tôi vẫn quyết tâm đạt và vượt kế hoạch đề ra bằng việc linh hoạt trong quản lý, chỉ đạo; đồng thời có những cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân kịp thời. Thực tế, vụ đông năm 2011, tuy diện tích cây vụ đông của toàn tỉnh chỉ đạt 36.172ha, giảm 2.269ha nhưng ở một số địa phương, giá trị cây vụ đông vẫn tăng” - ông Định nói.
Tại Nam Định, dù vụ đông đã được triển khai sớm hơn so với nhiều năm, nhưng trên thực tế cũng đang gặp hàng loạt khó khăn. Ông Đỗ Hải Điền- Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Nam Định) cho biết: “Bên cạnh khó khăn về thời vụ, vật tư nông nghiệp… như nhiều tỉnh phía Bắc khác, khó khăn lớn nhất của Nam Định là tình hình thời tiết”.
Theo ông Điền, ở Nam Định, lượng mưa từ đầu năm đến nay mới đạt trên 500mm, lượng mưa còn lại từ 1.000- 1.200mm, tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10 dễ gây ngập úng cho diện tích cây vụ đông. Tuy vậy, theo kế hoạch vụ đông năm nay, Nam Định vẫn phấn đấu đạt diện tích 16.000ha, tăng hơn 2.000ha so với năm 2011.
Nhiều cơ chế hỗ trợ sản xuất
Để đạt mục tiêu trong sản xuất vụ đông, tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập, tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện các cơ chế đã được ban hành như hỗ trợ máy nông nghiệp, khuyến nông, điện bơm nước giàn sấy sản phẩm…
UBND tỉnh đã chi cho các huyện, thành phố hơn 7 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Các địa phương đã sử dụng nguồn tiền trên chủ yếu hỗ trợ về giống lúa sớm cho diện tích trồng cây ưa ấm, giống bí, ngô mới, giống rau xuất khẩu. Đặc biệt, theo ông Trần Xuân Định, tỉnh đang tiếp tục xây dựng, điều chỉnh bổ sung các văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ vụ đông trên cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.
Riêng đối với Nam Định, bên cạnh những hỗ trợ về chính sách, Sở NNPTNT đã chỉ đạo các địa phương linh hoạt điều chỉnh cơ cấu giống, mùa vụ. “Chúng tôi chỉ đạo các địa phương không bố trí sản xuất cây vụ đông sớm trên những diện thu hoạch lúa mùa sau ngày 2.10; đồng thời tập trung mở rộng diện tích các cây trồng không yêu cầu thời vụ sớm trên những diện tích chân cao, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt pha cát cấy lúa mùa trung sớm thu hoạch trước ngày 10.10, nhất là bố trí hợp lý các giống cây trồng trên vùng đất màu, đất 2 lúa”- ông Đỗ Hải Điền cho biết.
Hữu Thông
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã