Học tập đạo đức HCM

Bệnh vi khuẩn vụ lúa thu đông, làm gì để quản lý hiệu quả?

Thứ ba - 29/09/2020 20:29
Vi khuẩn hại lúa có một đặc điểm chung là lây lan nhanh, nhất là trong mùa mưa. Chủ yếu xuất hiện 3 loại bệnh như cháy bìa lá, lép vàng và thối gốc.
Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có tên là Xanhthomonas oryzae, chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong mạch nhựa của cây lúa. Ảnh: Ngọc Trinh.

Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có tên là Xanhthomonas oryzae, chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong mạch nhựa của cây lúa. Ảnh: Ngọc Trinh.

Vụ lúa thu đông vẫn đa dạng các giai đoạn phát triển và thời tiết thì có xu hướng nắng mưa xen kẽ kèm theo gió lốc mạnh khiến cây lúa luôn có thể đối mặt với sự tấn công của vi khuẩn. Do vậy, nhà nông cần nắm bắt thông tin về các loại bệnh hại do đối tượng này gây ra và giải pháp quản lý để quá trình canh tác được dễ dàng hơn.

Bệnh cháy bìa lá lúa

Vi khuẩn hại lúa có một đặc điểm chung là lây lan nhanh, nhất là trong mùa mưa. Điển hình và thường thấy trên đồng ruộng là 3 loại bệnh: cháy bìa lá, lép vàng và thối gốc. Các loại bệnh hại này có thể xuất hiện riêng lẻ theo từng thời kỳ với điều kiện phát sinh phù hợp. Đôi khi sự lý tưởng của thời tiết và kỹ thuật canh tác chưa thật sự đúng đắn sẽ làm cho vấn đề bội nhiễm vài loại bệnh cùng lúc xảy ra, khiến áp lực chi phí gia tăng, sức khỏe cây lúa suy kiệt. 

Nói về cháy bìa lá, vi khuẩn tấn công làm bệnh trên lá có thể xuất hiện từ giai đoạn mạ nhưng sẽ gây hại mạnh khi lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh đến trổ và nhất là khi lúa đứng cái - làm đòng. Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá có tên là Xanhthomonas oryzae, chúng sẽ sinh sôi và phát triển trong mạch nhựa của cây lúa, xâm nhập qua 2 con đường: khí khổng và vết thương. Vi khuẩn còn có khả năng lây lan theo dòng nước vì các giọt dịch vi khuẩn ứ trên lá sẽ rơi vào nước, rồi tràn lan từ cây này sang cây khác, ruộng này sang ruộng khác.

Vào sáng sớm hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sẽ có những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ, đó là giọt dịch vi khuẩn. Vết bệnh cháy bìa lá khi biểu hiện sẽ tạo thành các sọc từ mép lá gần đỉnh, phát triển dần cả chiều dài và rộng tạo thành vết cháy màu vàng xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm. Các vết bệnh cháy bìa lá sẽ lan dần ra khắp phiến lá làm cho cả lá bị cháy khô. Bệnh nặng khiến khả năng quang hợp của lá lúa bị giảm, hạt bị lem lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm, gây thiệt hại năng suất. 

Bệnh lép vàng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, vào mùa mưa ẩm hoặc là lúa trổ ở những ngày có sương mù dày vào ban đêm. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bệnh lép vàng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, vào mùa mưa ẩm hoặc là lúa trổ ở những ngày có sương mù dày vào ban đêm. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bệnh lép vàng

Tiếp theo là lép vàng, PGS. TS Phạm Văn Kim, cho biết: Bệnh lép vàng thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ, vào mùa mưa ẩm hoặc là lúa trổ ở những ngày có sương mù dày vào ban đêm. Thông thường thì vụ lúa hè thu và vụ thu đông sẽ bị bệnh lép vàng ở mức độ nặng.

Một số tài liệu chuyên môn đã ghi nhận rằng hệ sinh thái lúa nước ở vùng nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của lép vàng. Bệnh tấn công mạnh vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa khiến năng suất lúa suy giảm, khi xuất hiện sớm lép vàng sẽ làm cho hoa lúa biến màu, vỏ trấu chuyển sang xám nhạt hoặc vàng rơm, hạt lúa bị lép do không thể thụ phấn.

Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn (khi hạt lúa đã vào chắc), lúc này sẽ làm cho hạt gạo bị thối đen và teo tóp lại. Vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) là tác nhân gây ra bệnh lép vàng trên lúa. Mầm bệnh lép vàng thường được tìm thấy trong không khí, đất, nước và giống. Chúng tồn tại trên những bộ phận bị nhiễm bệnh của cây lúa hoặc cỏ dại và rơm rạ trong ruộng. Loại đất, pH, thời tiết và kỹ thuật canh tác của bà con là các yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và lưu tồn của vi khuẩn Burkholderia glumae. 

Bệnh thối gốc thường xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa là lúc dễ bị chết rụi nhất nếu vi khuẩn tấn công. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bệnh thối gốc thường xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa là lúc dễ bị chết rụi nhất nếu vi khuẩn tấn công. Ảnh: Ngọc Trinh.

Bệnh thối gốc lúa

Triệu chứng bệnh thối gốc: đầu tiên lúa sẽ bị héo mặc dù màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước, sau đó từng chồi lúa bị chết vàng, nặng hơn sẽ rụi lá từng chòm. Khi dùng tay nhổ nhẹ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa là lúc dễ bị chết rụi nhất nếu vi khuẩn tấn công.

Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn Erwinia gây ra và nếu trong đất tích lũy nhiều độc chất từ quá trình phân hủy rơm rạ, bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali và thiếu trung vi lượng), đất nhiễm phèn,… thì bệnh sẽ bộc phát và gây hại nặng hơn. Nếu bệnh bộc phát mạnh ở thời kỳ trổ, chín sẽ gây chết cây làm cho hạt lúa bị lép hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa cuối vụ. Sự nhiễm bệnh phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và biện pháp canh tác của bà con như bón phân, làm đất... Các chuyên gia luôn đặt vấn đề trị bệnh do vi khuẩn nói chung ở mức độ khó.

Bà con nên chủ động phòng bệnh bằng cách sau: vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, chọn giống sạch bệnh vì vi khuẩn có thể lưu tồn trong hạt. Cân đối lượng phân theo bảng so màu lá lúa và tuyệt đối không bón thừa đạm. Điều chỉnh lượng nước bằng cách thực hiện việc rút nước giữa vụ để đất thoáng khí và phóng thích độc chất tích lũy trong đất, tránh để nước ngập sâu trong nhiều ngày.

Theo dõi sát đồng ruộng và khi thấy bệnh vi khuẩn chớm xuất hiện có thể phun thuốc Biomycin 40.5WP của Công ty TNHH TM Tân Thành để chặn đứng sự lây lan. Biomycin 40.5WP chứa chất diệt khuẩn với tác động tiếp xúc và nội hấp cực mạnh sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, ngoài ra sản phẩm còn có hiệu lực kéo dài giúp bà con an tâm hơn về mặt chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó, bà con có thể phun kết hợp Plastimula 1SL để hỗ trợ cây lúa nhanh chóng vượt qua áp lực bệnh, giúp lúa nhanh phục hồi. Plastimula 1SL là thuốc điều hòa sinh trưởng sinh học (hoàn toàn không phải phân bón lá) nên vẫn sử dụng được ngay cả khi cây bị bệnh và rất cần để trợ lực cho sức khỏe cây lúa sau những cú sốc hay áp lực bên ngoài.

HOÀNG VŨ - THANH TUYỀN/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay33,286
  • Tháng hiện tại945,832
  • Tổng lượt truy cập93,323,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây