Học tập đạo đức HCM

Nông dân Vĩnh Phúc đón vụ mùa bội thu

Thứ hai - 21/09/2020 09:50
Trái với những dự đoán, lo lắng ban đầu trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng tác động của yếu tố thời tiết, dịch bệnh, vụ mùa 2020, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, bà con nông dân các địa phương đã chủ động sử dụng các bộ giống ngắn ngày chất lượng cao, áp dụng phương pháp kỹ thuật chăm sóc để có thêm một mùa vàng bội thu.

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy hơn 24.000 ha lúa. Mặc dù ngay từ đầu vụ đã gặp khó khăn do thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp song theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, bà con nông dân đã chủ động sử dụng các bộ giống ngắn ngày chất lượng cao, tăng cường chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh gây hại, nhất là chú trọng đưa cơ giới hóa trong sản xuất nên năng suất và sản lượng lúa đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

Nụ cười rạng rỡ của chị Nguyễn Thị Lịch khi cầm trên tay những bông lúa
trĩu hạt sử dụng giống lúa Thiên ưu 8

Có mặt tại thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên những ngày lúa chín rộ, chúng tôi như được hòa cùng niềm vui, hạnh phúc của người nông dân khi thành quả sau hơn 3 tháng bỏ công sức chăm sóc của họ đã đến ngày thu hoạch. Trên các cánh đồng không còn cảnh người nông dân tất bật với gánh lúa trĩu nặng mồ hôi, thay vào đó là những chiếc máy gặt đập liên hợp hiện đại đang làm việc hết công suất. Ngồi trên bờ chờ máy gặt đến ruộng nhà mình, chị Nguyễn Thị Lịch khoe: "Chưa bao giờ, lúa vụ mùa lại tốt như năm nay, hạt nào hạt nấy đều chắc nịch. Vụ này, theo chương trình hỗ trợ của tỉnh, gia đình tôi cấy 4 sào các giống lúa: ADI28, Thiên ưu 8 và nếp thơm. Với phương thức canh tác không sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, vi sinh nên cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh, hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại và tỷ lệ hạt chắc cao. Hôm qua, tôi mới thuê gặt được hơn 1 sào ở cánh đồng khác năng suất ước đạt từ 2 - 2,3 tạ/sào, giá bán được thương lái trả cũng cao hơn 1.200 đồng/kg so với các giống lúa thuần chủng”.

Vụ này, nhiều bà con xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc tham gia mô hình trình diễn giống lúa mới TBR225 có gen kháng bạc lá và TBR97 do Trung tâm Giống nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed thực hiện. Sau hơn 100 ngày tham gia mô hình, nụ cười đã hiện hữu trên gương mặt những người nông dân khi giống lúa mới cho năng suất, giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống lúa các mùa vụ trước họ vẫn cấy. Bà Trần Thị Ninh cho biết, thường trong sản xuất vụ mùa, bệnh thường gặp nhất trên cây lúa là bạc lá, bệnh này khiến năng suất lúa nhiều thửa ruộng giảm đến 60 - 70%. Vì vậy, khi nghe Hợp tác xã thông báo tới mô hình trồng thử nghiệm giống lúa mới, gia đình bà đã đăng ký tham gia cấy hơn 2 sào giống lúa TBR225 kháng bạc lá. Mặc dù thời tiết vụ mùa năm nay rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, rồi lại liên tục xuất hiện các đợt mưa to, là điều kiện lý tưởng cho bệnh bạc lá phát triển nhưng nhờ có chuyển gen kháng bạc lá nên diện tích lúa TBR225 của gia đình đều không bị nhiễm, dự kiến năng suất ước đạt 2,5 - 2,8 tạ/ha.

Về các địa phương đã thực hiện thành công dồn thửa đổi ruộng của huyện Vĩnh Tường, chứng kiến những cánh đồng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt đang mùa thu hoạch cùng nụ cười rạng rỡ của người nông dân nơi đây khi tiếp tục đón thêm một vụ mùa bội thu mới thấy hết ý nghĩa, hiệu quả từ chủ trương dồn thửa đổi ruộng đem lại. Thiết thực nhất là cùng với cho năng suất, sản lượng cao hơn, sự phát triển của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đang khiến mùa gặt của người nông dân nhàn hơn. Nhanh tay xếp những bao thóc căng đầy chắc nịch vừa được chuyển lên bờ từ máy gặt, ông Vũ Văn Thư, xã Ngũ Kiên cho biết: “Trước đây, ngày mùa về, nông dân chúng tôi phải thức dậy sớm từ 3 - 4 giờ sáng gặt lúa để tránh nắng rồi phải huy động nhân lực, làm đổi công… nhà neo người luôn lo nơm nớp sợ lúa chín rụng rồi chẳng may có mưa bão về không kịp gặt thì công toi. Nhưng giờ thì khỏe re vì đã có máy móc làm thay sức người ở hầu hết các công đoạn. Khi lúa chín, cứ hợp đồng sẵn với chủ máy, 7- 8 giờ sáng mang xe ra đầu bờ ruộng chờ máy gặt lúa xong rồi chở thóc về phơi là được".

Ông Lê Đức Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Tường chia sẻ, sau hơn 2 năm thực hiện dồn thửa đổi ruộng, điều đáng mừng nhất là nông dân trong huyện đang dần thay đổi phương thức thói quen làm nông nghiệp truyền thống sang sản suất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Không chỉ đưa nhiều giống lúa chất lượng như: BC15, Đài thơm 8, Thiên ưu 8, ADI28, DQ11 vào sản xuất, hiện hầu hết các khâu từ làm đất, gieo cấy, thu hoạch đều được áp dụng cơ giới hóa không chỉ đưa năng suất tăng cao mà còn giúp giảm chi phí, giải phóng sức lao động cho nông dân. Từ trung tuần tháng 9, huyện đã chỉ đạo các địa phương động viên nông dân khẩn trương thu hoạch diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ đông. Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện đã thu hoạch được trên 40% diện tích lúa mùa, năng suất ước đạt 56 tạ/ha, cao hơn khoảng 3 - 4 tạ/ha so với vụ mùa 2019.

Theo ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm gần đây, việc hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao thay thế dần các giống lúa kém chất lượng gắn với đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp được xác định là những giải pháp quan trọng để phát triển ngành hàng lúa gạo của Vĩnh Phúc trong chương trình Tái cơ cấu nông nghiệp. Riêng vụ mùa 2020, ngân sách tỉnh đã dành gần 16 tỷ đồng hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao như: BC15, Thiên ưu 8, Đài Thơm 8, ADI28, DQ11 và DT39 Quế Lâm với tổng diện tích hỗ trợ hơn 14.200 ha. Do năm nay có 2 tháng nhuận nên ngay từ đầu vụ, ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo bà con nông dân lùi thời gian gieo cấy bảo đảm lúa trỗ tránh được nắng nóng và bất lợi của thời tiết. Đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp triển khai các mô hình trình diễn các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao; làm tốt công tác dự tính, dự báo và triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là chú trọng đầu tư thâm canh, áp dụng tốt các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 50% diện tích lúa mùa; ước năng ước đạt 55 - 56 tạ/ha, một số diện tích lúa ở các vùng đất tốt đã cho năng suất cao hơn vụ lúa xuân.

Quán triệt phương châm "thu hoạch đến đâu, làm đất trồng cây vụ đông đến đó", cùng với tập trung động viên bà con thu hoạch nhanh chóng diện tích lúa mùa đã chín, ngành Nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện vật tư phân bón, giống, thực hiện gieo trồng cây vụ đông đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống, áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 16.000 ha cây các loại; tổng giá trị sản xuất toàn vụ đạt trên 1.200 tỷ đồng.

Bích Phượng/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại893,188
  • Tổng lượt truy cập93,270,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây