Học tập đạo đức HCM

ĐBSCL đón những 'cơn mưa vàng' đầu mùa

Thứ ba - 14/04/2020 00:08
Sau nhiều tháng nắng nóng gây hạn hán, xâm nhập mặn, trong ngày 13/4, tại ĐBSCL đã xuất hiện mưa đầu mùa giải nhiệt cho khu vực này.
Cơn mưa lớn trên diện rộng, kéo dài gần 4 giờ đồng hồ tại tỉnh An Giang Ảnh: TTXVN
Tại Cần Thơ, khoảng 9h ngày 13, trận mưa rào đầu tiên xuất sau nhiều tháng trời nắng nóng và khô hạn đã làm cho nhiều người dân phấn khởi và ví như "cơn mưa vàng giải hạn". Lượng mưa đo được tại quận Ninh Kiều vào lúc 11h là hơn 43 mm, có thể xem là mưa to. Đến chiều 13/4, tuy mưa đã ngớt nhưng vẫn còn rả rích.

Đài Khí tượng thủy văn Cần Thơ cho biết, đây là mưa trái mùa do vẫn đang trong thời điểm cuối mùa khô. Nguyên nhân là do đang có một nhiễu động thời tiết tồn tại trên khu vực Nam Bộ. Đợt mưa này được dự báo kéo dài đến 16/4. Do mưa vào thời điểm sau nhiều ngày nắng nóng nên cần đề phòng giông, sét, lốc xoáy cục bộ. Mùa mưa năm nay sẽ trễ hơn trung bình nhiều năm một chút, bắt đầu vào giữa tháng 5 tới. Đặc biệt, sẽ có mưa nhiều trên diện rộng trong khoảng 10 ngày giữa tháng 5.

Trong khi đó, cũng trong ngày 13, tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang… cũng có mưa kéo dài từ 30 phút đến vài giờ.

Các đợt mưa lớn trút xuống các huyện, thị xã của tỉnh Sóc Trăng đã giúp cho nhiều diện tích vườn cây ăn trái, nhất là các vườn nhãn, sầu riêng đang đứng trước nguy cơ mất trắng do thiếu nước ngọt và nước mặn xâm nhập sâu tại huyện Kế Sách có cơ hội trữ nước ngọt để tưới tiêu, giảm mặn và giảm chi phí sản xuất.

Mưa lớn trên diện rộng kéo dài hàng giờ ở 11 huyện, thị xã, thành phố tỉnh An Giang đã làm không khí nóng bức dịu lại. Tại các huyện vùng cao Tri Tôn và Tịnh Biên, người dân xem đây là “cơn mưa vàng” do vùng đất núi đang bước vào cao điểm khô hạn, cần nước tưới để xuống giống lúa hè thu, các loại hoa màu khác cũng như hạn chế xâm nhập mặn, nhiễm phèn.

Mưa lớn kéo dài cũng giúp giảm áp lực cháy rừng. Toàn tỉnh có hơn 16.000 ha rừng luôn trong tình trạng đối mặt với nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm.

Sáng 13, mưa lớn đã diễn ra ở hầu khắp các nơi trong tỉnh Đồng Tháp, giúp giải nhiệt cho hơn 10.000 ha rừng tràm đang trong thời kỳ dự báo cháy cực kỳ nguy hiểm - cấp V; cung cấp thêm nước cho hơn 70.000 ha lúa hè thu vừa gieo sạ xong và hàng chục nghìn ha cây ăn trái khác.

Tại tỉnh Tiền Giang cũng có mưa to trên diện rộng và kéo dài, đã cứu nhiều diện tích vườn cây ăn quả trước nguy cơ bị chết dần do hạn hán và xâm nhập mặn.

Cũng như nhiều địa phương khác ở ĐBSCL, Bạc Liêu không có mưa từ nhiều tháng qua. Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ từ sáng đến trưa ngày 13 trên diện rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh giúp hàng trăm ha hoa màu, cây ăn trái giảm nguy cơ chết khô; kịp thời giúp cho Vườn chim Bạc Liêu giảm nguy cơ cháy rừng đáng kể, nhất là trong những ngày qua luôn ở tình trạng có mức cảnh báo cháy rừng cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm.

Từ trưa ngày 13, một số địa phương ở tỉnh Kiên Giang đón nhận "cơn mưa vàng" khá lớn xua tan cái nóng đỉnh điểm của mùa khô hạn, đồng thời bổ sung nguồn nước cho kênh rạch đã bị cạn kiệt, trơ đáy ở vùng U Minh Thượng; tưới mát ruộng đồng, hoa màu, vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hàng chục nghìn ha lúa Hè Thu gieo sạ sớm của tỉnh Kiên Giang có thêm nguồn nước tưới tiêu giữa cơn đại hạn. Rừng tràm, rừng gỗ lớn trên một số lâm phần giảm áp lực, giảm nguy cơ xảy ra cháy…

Từ đầu mùa khô đến nay, diện tích lúa Đông Xuân 2019 - 2020 bị ảnh hưởng do hạn mặn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là khoảng 4.220 ha, trong đó hơn 1.550 ha thiệt hại dưới 30%, trên 1.800 ha thiệt hại 30-70%, còn lại thiệt hại 70-100%; hơn 1.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại do sốc môi trường và dịch bệnh. Sụp lún, sạt lở đất do hạn mặn đã xảy ra trên một số tuyến đường giao thông, lộ nông thôn ở vùng đệm U Minh Thượng…

BT (tổng hợp)

Nguồn tin: chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại851,681
  • Tổng lượt truy cập92,025,410
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây