Học tập đạo đức HCM

15.000 tỷ đồng tín dụng cho vay phát triển thủy sản

Thứ hai - 08/09/2014 04:04
Số tiền này được BIDV dành cho vay theo Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) vừa triển khai Chương trình tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25/8/2014.
Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu; Cho vay các dự án đầu tư theo hình thức BT, cho vay ứng trước vốn đối với chương trình phát triển thủy sản do vốn ngân sách Nhà nước bố trí;
Gói tín dụng này còn cho vay phát triển nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến thủy hải sản; cho vay tăng năng lực khai thác, chế biến cá ngừ đại dương. Phạm vi triển khai tại 28 tỉnh, thành phố thuộc phạm vi triển khai theo Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/8/2014 của Bộ NN&PTNT.
Để tăng hiệu quả của Nghị định 67, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sử dụng vốn vay. Chính phủ sớm phân bổ ngân sách cho các địa phương về đầu tư các cơ sở hậu cần nghề cá, quy hoạch lại các ngư trường đánh bắt và tổ chức tốt hoạt động đánh bắt theo mô hình chuỗi khai thác khép kín nhằm nâng cao sản lượng và giá trị đánh bắt. Sớm ban hành các mẫu thiết kế tàu phù hợp. Có biện pháp để giảm chi phí đóng mới/nâng cấp tàu, tăng khả năng thu hồi vốn của từng con tàu.
Đồng thời, theo ông Hà, tại các địa phương, cần sớm thành lập Ban chỉ đạo triển khai các chính sách phát triển thủy sản tại đồng thời cho phép các NHTM được tham gia từ giai đoạn xem xét, duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn để đẩy nhanh quá trình cấp tín dụng. Xây dựng chương trình hướng dẫn, đào tạo đối với ngư dân để nắm bắt và định hướng thay đổi thói quen, tập quán đánh bắt riêng lẻ sang đánh bắt theo tổ, đội với tàu vỏ sắt công suất lớn hơn. Phối hợp, hỗ trợ các ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo tiền vay và nguồn tiền từ đánh bắt hải sản để quản lý thu hồi nợ vay, đảm bảo việc thu hồi vốn của chương trình./.
Theo VOV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,710
  • Tổng lượt truy cập92,581,374
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây