Học tập đạo đức HCM

“Áp tiêu chuẩn nước chấm cho nước mắm là không công bằng”

Thứ ba - 18/10/2016 23:09
(Thủy sản Việt Nam) - Đó là ý kiến của TS Trần Thị Dung, Chuyên gia Công nghệ Chế biến và Bảo quản thủy sản trước kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vừa công bố chiều 17/10 tại Hà Nội.

Độ đạm càng cao, asen càng lớn?  

Chiều 17/10, Vinastas công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Theo đó, kết quả thử nghiệm 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai có hàm lượng Nitơ toàn phần ghi trên nhãn từ 10g/lít đến 60g/lít của 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại các đại lý phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bán lẻ, cửa hàng bán sản phẩm đặc sản tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, bao gồm Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Long An, Phú Thọ, Nam Định, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, TP Hồ Chí Minh và 1 mẫu của Thái Lan, cho thấy có tới 125/150 khảo sát đều có ít nhất một chỉ tiêu trong 5 chỉ tiêu của nhóm hóa học được khảo sát (Nitơ toàn phần, Nitơ axit amin, Nitơ amoniac, hàm lượng kim loại nặng asen hay còn gọi là thạch tín và hàm lượng muối) không đạt so với tiêu chuẩn hoặc so với công bố trên nhãn hàng hóa.

Kết quả khảo sát cũng cho biết, 101/150 mẫu (chiếm hơn 67%) có asen tổng không đạt quy định, dao động từ trên 1,0 mg/l đến 5 mg/l. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Y tế, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l. Điều đáng chú ý là các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao thì tỷ lệ các mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng. Cụ thể là hơn 95% số mẫu khảo sát độ đạm từ 40 trở lên được đánh giá là có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

Áp tiêu chuẩn nước chấm cho nước mắm

 Giết chết ngành nước mắm truyền thống

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Vinastas cho hay: “Sau khi có kết quả khảo sát 101/150 mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng, cơ quan kiểm tra tiếp tục lấy 20 mẫu phân tích asen hữu cơ và asen vô cơ (có hại đối với sức khỏe) đều không phát hiện asen vô cơ với giới hạn 0,01 mg/l. Như vậy, nước mắm vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại”.

Tuy nhiên, TS Trần Thị Dung cho rằng, những thông tin khác không sai nhưng riêng về asen thì không đúng vì tiêu chuẩn Việt Nam không có. Còn theo quy chuẩn về kim loại nặng thì tại sao không khảo sát tất cả các kim loại nặng khác như chì, cadimi, thủy ngân mà lại chỉ chọn asen. Hơn nữa, Bộ Y tế chỉ quy định asen vô cơ nhưng ở đây lại làm asen tổng, rồi kết luận asen vô cơ không có, nhưng lại bảo nước mắm càng cao đạm thì có asen cao. Như vậy khác nào đánh vào nước mắm truyền thống.

“Kết quả khảo sát như vậy là không công bằng đối với ngành sản xuất nước mắm, nhất là nước mắm truyền thống có độ đạm cao. Dĩ nhiên nước mắm có cao đạm càng thì asen tổng càng lớn. Nhưng quan trọng hơn là không thể lấy hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm chẳng hạn như nước tương, xì dầu… để áp dụng đối với nước mắm. Việc áp tiêu chuẩn để so sánh như vậy sẽ giết chết ngành nước mắm truyền thống”, bà Dung nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Đào Trọng Hiếu, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối cũng nhấn mạnh: “Kết quả khảo sát còn nhiều bất cập, dĩ nhiên nước mắm có độ đạm cao thì asen tổng chắc chắn sẽ cao, tuy nhiên không phát hiện asen vô cơ nghĩa là sản phẩm đó an toàn. Không thể dùng hàm lượng asen trong tiêu chuẩn nước chấm để áp cho nước mắm. Hơn nữa ở đây chưa có sự phân loại về nước mắm và nước chấm hay nói cách khác khái niệm nước mắm và nước chấm cũng chưa rõ ràng. Chỉ tiêu quan trọng để xác định độ an toàn của nước mắm chính là hàm lượng chì thì ở đây cuộc khảo sát lại không tiến hành thực hiện”.  Việc minh bạch thông tin cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm, dù là công nghiệp hay truyền thống về phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, dung lượng… để giúp người tiêu dùng có những lựa chọn phù hợp, đảm bảo sức khỏe và không mất tiền oan cho những “giá trị ảo” là việc cần thiết. Song cũng rất sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng để sớm loại bỏ những sản phẩm không đảm bảo an toàn chất lượng nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất uy tín.


 Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, trong số 125/150, có 51% mẫu kết quả có chỉ tiêu Nitơ toàn phần nhỏ hơn những gì doanh nghiệp công bố trên nhãn hàng hóa; 20% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ axit amin; 2% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ amoniac.
Phương Ngọc 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại884,608
  • Tổng lượt truy cập93,262,272
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây