Học tập đạo đức HCM

Bàn về phúc lợi động vật

Thứ ba - 21/08/2018 03:45
Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật Chăn nuôi trình ra Quốc hội lấy ý kiến chính là đưa vào luật các quy định về phúc lợi động vật. Trong đó, với mỗi cách tiếp cận khác nhau thì sẽ đưa ra khái niệm khác nhau.

Các khái niệm cơ bản

Hiện nay trên thế giới (chủ yếu là châu Âu và Bắc Mỹ) có 3 cách tiếp cận về phúc lợi động vật như sau:

Về đạo đức: Động vật được coi là sinh linh sống, chúng có linh hồn và cảm nhận, vì vậy con người cần đối xử nhân đạo với động vật. Có một mối liên hệ giữa việc ngược đãi động vật với việc hình thành tính cách thô bạo, hung hãn của con người trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, khi đối xử nhân đạo với động vật sẽ giúp hình thành các tính cách tốt, tính nhân đạo cho con người, đặc biệt tốt đối với trẻ em.

Về khoa học: Động vật, đặc biệt là loài động vật có vú và loài chim là sinh vật sống có tri giác, có hệ thần kinh trung ương, vì vậy nhóm động vật này có cảm nhận sinh học về sự đau đớn, đói khát, vui buồn. Con người cần đối xử để giảm sự đau đớn không cần thiết và tạo sự thoải mái để con vật thể hiện tập tính tự nhiên của chúng.

Ảnh minh họa

Về luật pháp: Động vật là vật sở hữu bởi con người, trong đó con người có thể đưa ra các quyền quyết định về SX, khai thác, nghiên cứu … nhằm phục vụ mục đích khác nhau của con người. Ở góc độ này, những con vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc thì có thể khai thác một cách phù hợp, với động vật hoang dã thì con người hạn chế hoặc không được phép bắt giữ, đối xử tàn bạo, khai thác quá mức dẫn đến tổn hại hệ sinh thái.

Hiện nay, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận và mức độ áp dụng trong thực tiễn khác nhau, tuy nhiên cả châu Âu và Bắc Mỹ đã tương đối thống nhất về 3 khái niệm phúc lợi động vật, bảo vệ động vật và quyền động vật. Các khái niệm được biện giải như sau:

Phúc lợi động vật (animal welfare): Là những điều kiện về nuôi, giữ và khai thác phù hợp mà con người áp dụng nhằm đảm bảo vật nuôi không bị đói, không bị khát, không bị suy dinh dưỡng và có thể biểu hiện được tập tính của chúng; giảm hoặc không gây đau đớn không cần thiết đối với động vật khi khai thác và thí nghiệm.

Có thể thấy, khái niệm này tập trung vào vật nuôi được con người nuôi giữ, chăm sóc hoặc khai thác, nó dường như dễ áp dụng hơn trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Bảo vệ động vật (animal protection): Động vật cần được bảo vệ, tránh các hành động đối xử tàn nhẫn, ngược đãi như bỏ đói, bỏ khát, gây đau đớn, giết hại vô cớ; cấm săn bắt và giết thịt động vật. Khái niệm này dường như tập trung hơn vào bảo vệ các thú cưng và động vật hoang dã. Nhiều nước đã áp dụng khái niệm này nhưng dường như vẫn còn khó khăn trong triển khai thực tế.

Quyền động vật (animal right): Động vật cũng có quyền cơ bản như con người (sống, di chuyển, có nơi ở, có đủ thức ăn, được đối xử bình đẳng…) và động vật cần phải được tôn trọng, bảo vệ, hỗ trợ để có đời sống tốt nhất. Quyền động vật được xem là cách đối xử cao nhất của con người với động vật so với khái niệm phúc lợi động vật và bảo vệ động vật.

Khái niệm này đang gây ra nhiều tranh cãi vì có xung đột lớn với phúc lợi con người và ngành chăn nuôi của thế giới.  

Triển khai, áp dụng thế nào?

Khái niệm là vậy, nhưng mức độ triển khai về phúc lợi động vật trên thế giới như thế nào?

Các nước thuộc EU (28 quốc gia) có mức độ pháp lý khác nhau về phúc lợi động vật. Ủy ban châu Âu đã thúc đẩy phúc lợi động vật trong hơn 40 năm qua, đặc biệt là điều kiện sống của động vật nông nghiệp.

Nhiều nước thành viên EU đã xây dựng các quy định về phúc lợi động vật, bảo vệ động vật áp dụng riêng cho quốc gia đó

Một bước quan trọng trong năm 1998 là Chỉ thị của Hội đồng châu Âu 98/58/EC về bảo vệ động vật, đưa ra các quy tắc chung về bảo vệ động vật với các loài nuôi giữ để SX thực phẩm, len, da hoặc lông thú hoặc để nuôi mục đích khác, bao gồm cá, bò sát hoặc lưỡng cư. Các quy tắc này dựa trên Công ước châu Âu về bảo vệ động vật.

Ở Anh, từ năm 1979, Hội đồng Phúc lợi động vật (United Kingdom Farm Animal Welfare Council) đã đề xuất nội dung cơ bản gọi là "5 tự do" cho vật nuôi, bao gồm: Tự do - không bị đói khát, tự do - không bị ức chế, tự do - không bị đau đớn, thương tích và bệnh tật, tự do - được thể hiện tập tính, tự do - không bị sợ hãi và căng thẳng.

Các quy định pháp luật về phúc lợi động vật và bảo vệ động vật của EU đang căn cứ vào Điều 13 của Hiệp ước Lisbon để xây dựng. Chi tiết quy định như sau: “Trong việc xây dựng và thực hiện trong khối EU về nông nghiệp, thủy sản, vận tải, thị trường nội bộ, nghiên cứu và phát triển công nghệ và chính sách không gian, EU và các quốc gia thành viên coi động vật là sinh linh sống, nên phải chú trọng đến các yêu cầu phúc lợi động vật. Đồng thời tôn trọng các quy định pháp lý hoặc hành chính và phong tục tập quán của các nước thành viên liên quan đặc biệt đến nghi thức tôn giáo, truyền thống văn hóa và di sản khu vực”.

Trên cơ sở đó nhiều nước thành viên đã xây dựng các quy định về phúc lợi động vật, bảo vệ động vật áp dụng riêng cho quốc gia đó. Thậm chí nước Anh có Luật Phúc lợi cho động vật trang trại (The Welfare of Farmed Animals Regulations 2007)

Tại Bắc Mỹ, Canada có Luật Thú y và bảo vệ động vật. Mỹ đã có Luật Phúc lợi động vật của liên bang từ năm 1966 tập trung vào động vật hoang dã và động vật biển. Luật này sau đó được sửa vào năm 1970 với việc bổ sung các động vật máu nóng được sử dụng trong các thí nghiệm, triển lãm, thú cưng hoặc được bán như thú cưng.

Luật này lại được sửa tiếp vào năm 1976. Các bang có mức độ áp dụng khác nhau. Mỹ cấm đối xử thô bạo với động vật và phạt tù lên đến 20 năm cho hành vi đối xử tàn bạo với động vật rồi quay video chia sẻ với người khác vì đây được coi là hành vi kích động bạo lực và vô nhân đạo.

Tại châu Á, các nước có ngành chăn nuôi phát triển đã quan tâm đến phúc lợi động vật, bảo vệ động vật. Thái Lan đã ban hành Luật Chống đối xử thô bạo và phúc lợi động vật (Animal Cruelty Prevention and Animal Welfare Provision Act, 2557 BE); Hàn Quốc có Luật Bảo vệ động vật (Animal protection act 2014); Trung Quốc, mới chỉ có Luật Bảo vệ động vật hoang dã; vùng lãnh thổ Đài Loan ban hành Luật Bảo vệ động vật (1998) và sửa đổi 2017.

Có thể thấy, nhiều nước và vùng lãnh thổ đã thay đổi nhận thức và triển khai những văn bản pháp luật về phúc lợi động vật vào thực tiễn. Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi vật nuôi có điều kiện sống “hạnh phúc”, chế độ khai thác hợp lý sẽ cho sản phẩm thịt chất lượng cao hơn. Một xã hội văn minh, một ngành chăn nuôi chuyên nghiệp cần tạo điều kiện cho vật nuôi có cuộc sống “hạnh phúc”.

Việc Ban soạn thảo đưa vào Dự thảo Luật Chăn nuôi lần này khái niệm “phúc lợi động vật” là phù hợp với hội nhập quốc tế và sự phát triển của một ngành chăn nuôi chuyên nghiệp và bền vững. Một số ý kiến cho rằng phải đổi cụm từ này thành “Đối xử nhân đạo” hoặc “Bảo đảm nhân đạo” hoặc “Đối xử với vật nuôi” để đưa vào luật nhằm giúp mọi người dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, khi đổi như vậy làm cho việc dịch thuật văn bản luật này sang tiếng Anh sẽ không thống nhất. Hơn nữa, phần giải thích từ ngữ trong luật có thể giải thích rõ nội hàm của cụm từ này.

Bởi vậy, đối với các văn bản quy phạm pháp luật, việc làm rõ các khái niệm nhằm đảm bảo hiểu đúng một nghĩa, áp dụng đúng một phương án kể cả văn bản tiếng Việt và tiếng Anh cho các tổ chức, cá nhân liên quan là hết sức quan trọng.

TS VÕ TRỌNG THÀNH/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập951
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại780,742
  • Tổng lượt truy cập93,158,406
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây