Học tập đạo đức HCM

Bảo đảm an ninh lương thực để giảm suy dinh dưỡng bền vững

Chủ nhật - 22/10/2017 09:20
QĐND Online - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều khu vực chịu tác động tiêu cực nghiêm trọng của thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt, sạt lở đất, nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Từ đó làm cho an ninh lương thực nhiều vùng bị đe dọa, tác động trực tiếp đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020, từ ngày 16 đến 23-10, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2017 với chủ đề “Bảo đảm an ninh lương thực và Phát triển nông thôn: Nền tảng để giảm suy dinh dưỡng bền vững”.

Đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình biến đổi khí hậu

An ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và suy dinh dưỡng là vấn đề lớn đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, giai đoạn 2010-2012 có 852 triệu người tại các nước đang phát triển (chiếm 15% tổng dân số thế giới) vẫn còn trong tình trạng thiếu ăn, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi. Số liệu thống kê của các cơ quan Liên hợp quốc cho thấy: Năm 2016 trên toàn cầu có khoảng 159 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) thể thiếu chiều cao và 50 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân. Trẻ em SDD phần lớn là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó châu Á và châu Phi là 2 châu lục có số trẻ em bị SDD nhiều nhất. Thiếu vi chất dinh dưỡng tiếp tục là mối đe dọa toàn cầu, ước tính năm 2016 có khoảng 2 tỷ người bị ảnh hưởng bởi thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như: Vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm…

 

Bảo đảm an ninh lương thực để giảm suy dinh dưỡng bền vững ở mỗi quốc gia. Nguồn internet 
Tại Việt Nam, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, năm 2016, thiên tai đã làm 264 người chết và mất tích; 5.431 nhà bị đổ, sập, trôi; 364.997 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 828.661ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại… tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng. Thiên tai đã gây ra những thiệt hại rất lớn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sức khỏe của người dân.

 

Khi thiên tai xảy ra, bên cạnh những tổn thất rất nặng nề về người và của, nhiều vùng, nhiều người đã lâm vào cảnh bị cô lập, bị đói, bị bệnh tật và suy dinh dưỡng. Ở những vùng như miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, vùng Tây nguyên... là những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng BĐKH thì khả năng tiếp cận với thực phẩm cần thiết trở thành nỗi lo canh cánh của mỗi người, mỗi nhà.

Hiện nay, sản xuất lương thực thực phẩm (LTTP) ở nước ta đã có bước phát triển nhanh, an ninh lương thực (ANLT) quốc gia được bảo đảm, hằng năm chúng ta xuất khẩu gạo với khối lượng lớn và mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 phấn đấu đạt khoảng 5,7 triệu tấn, tăng 800.000 tấn so với năm 2016. Tuy nhiên, nhiều vùng ở nước ta, ANLT quy mô hộ gia đình còn chưa được bảo đảm, nhất là ở các khu vực thường xuyên chịu tác động tiêu cực của tình trạng BĐKH. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cũng còn nhiều hạn chế, còn nhiều bất cập trong các khâu sản xuất, dự trữ và phân phối lưu thông lương thực, thực phẩm trong toàn quốc.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với mục tiêu nâng cao đời sống của người dân thông qua phát triển nông nghiệp bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh cao, đảm bảo ANLT.

Ảnh hưởng của ANLT tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em

ANLT có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề thiếu ăn, và như vậy góp phần vào việc giảm tỷ lệ SDD ở nước ta. Khi mà tình trạng ANLT không được bảo đảm thì ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khẩu phần ăn của trẻ, cũng như giảm sút chất lượng của các dịch vụ chăm sóc về dinh dưỡng, y tế. Do ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng BĐKH, sản lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng, tình hình mất ANLT xảy ra ở một số vùng, người dân phải đối mặt với gánh nặng về sinh kế, thậm chí phải di cư ra các khu đô thị để kiếm việc làm, do đó, trẻ em không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn về lương thực, mà còn bị ảnh hưởng bởi thiếu sự chăm sóc của bố mẹ, thiếu nước sạch để sinh hoạt, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tăng lên, từ đó làm cho tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất ANLT vừa ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ (đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng), vừa ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng, y tế, về điều kiện vệ sinh… từ đó tác động tiêu cực tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Năm 2016, ước tính hộ nghèo trong cả nước khoảng 10% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, sự chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư còn khá rõ rệt, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 30% (Tây Bắc 34,52%), cao nhất là Điện Biên (48,14%), Hà Giang (43,65%), Cao Bằng (42,53%). Số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước.

Theo số liệu năm 2016, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi là 24.3%, SDD thể nhẹ cân là 13.8%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi, nhẹ cân ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã nghèo  cao hơn so với khu vực thành thị. Nhiều phụ nữ trước khi lập gia đình, trước khi sinh con chưa được trang bị kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, điều đó dẫn đến những hạn chế, bất cập trong việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ có thai dẫn đến trẻ sinh ra dễ bị SDD bào thai; hạn chế kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, theo dõi sự phát triển của trẻ,...dẫn đến có những thực hành dinh dưỡng chưa đúng, góp phần làm cho trẻ dễ bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, kém phát triển.

 Theo các chuyên gia, nguyên nhân của SDD khá phức tạp, đa dạng, có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề y tế, lương thực thực phẩm, các thực hành chăm sóc trẻ tại hộ gia đình, điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách… Tùy thuộc vào mỗi thời gian, hoàn cảnh nhất định tại mỗi khu vực mà các nguyên nhân trên tác động ở mức độ khác nhau tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

Đảm bảo an ninh lương thực giúp giảm SDD bền vững

Để việc đảm bảo ANLT hộ gia đình góp phần vào giảm đói nghèo, nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người Việt Nam, cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều ngành, đặc biệt là giữa ngành y tế và ngành nông nghiệp trong việc hướng dẫn người dân về k‎ỹ thuật canh tác phù hợp, phát triển VAC gia đình, đưa giống mới và kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi mô hình canh tác truyền thống một cách phù hợp, thích ứng với tình hình BĐKH. Hướng dẫn người dân về quy trình sản xuất, canh tác an toàn, chú trọng công tác bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch, nhằm giảm thất thoát để tăng cường cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn của người dân. Tăng cường truyền thông về ý thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, chế biến LTTP phải gắn liền với ý thức đảm bảo sức khỏe người dân, sức khỏe cộng đồng.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho toàn dân, chúng ta cần phát triển VAC để tăng thu nhập và tạo nguồn thực phẩm sẵn có, an toàn cho bữa ăn gia đình; thực hiện chăm sóc dinh dưỡng sớm trong 1000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển tối ưu cả về thể chất, trí tuệ và tầm vóc khi trưởng thành; tăng cường hoạt động thể lực để phòng chống thừa cân béo phì;  hạn chế ăn mặn. Bên cạnh đó, chúng ta cần chủ động ứng phó với thiên tai, bảo đảm chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, ưu tiên trẻ em và phụ nữ.

NGUYỄN VĂN TIẾN (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập324
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,077
  • Tổng lượt truy cập85,141,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây