Phát triển bền vững khu vực nông nghiệp - nông thôn đang là mối quan tâm lớn không chỉ riêng của Việt Nam mà cả nhiều nền kinh tế APEC và các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
Tuy nhiên để triển khai, đòi hỏi phải tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường và các sản phẩm dịch vụ tài chính đi kèm có chất lượng, dễ tiếp cận, nhằm đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu phát triển ngành, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.
Các đại biểu tham quan một gian hàng của Việt Nam tại Triển lãm APEC về Nông nghiệp tại Cần Thơ (Ảnh: NLĐ) |
Tài chính phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn là chủ đề được Việt Nam lựa chọn và đề xuất cho hợp tác về tài chính toàn diện của APEC 2017. Thảo luận vấn đề này là cơ hội tốt để các nền kinh tế APEC, các tổ chức quốc tế đưa ra những giải pháp cho một nền tài chính toàn diện bền vững hơn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Bà Michelle Thesrese Curry – Giám đốc Quỹ Phát triển Hợp tác Australia cho rằng, việc đào tạo và hỗ trợ giúp đỡ những người dân ở khu vực nông nghiệp nông thôn và nhất là phụ nữ để tiếp cận với nguồn tài chính là việc làm quan trọng. Bởi khi có nguồn vốn, hiểu được các mô hình tài chính thì như vậy họ sẽ biết sử dụng đồng vốn của mình một cách hiệu quả và nâng cao được chất lượng cuộc sống của mình.
Tài chính cho phát triển nông nghiệp nông thôn là chủ đề rất có ý nghĩa đối với các nền kinh tế ở giai đoạn đầu tiếp cận tài chính toàn diện, đặc biệt với Việt Nam, vì phát triển nông nghiệp nông thôn đã và đang là lĩnh vực mà Đảng và Nhà nước Chính phủ quan tâm khi ban hành các chính sách phù hợp. Ở Việt Nam, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cũng như cơ hội chung và sử dụng dịch vụ tài chính vẫn còn thấp so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy vậy, đã có những cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, có hơn 20% số người nghèo Việt Nam có tài khoản ngân hàng chính thức, số lượng người Việt Nam gửi tiền tiết kiệm tại một định chế tài chính chính thức tăng lên gần 30%.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trong Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cần nhấn mạnh vai trò trung tâm của khách hàng. Từ đó có những khách hàng mục tiêu, đó là những đối tượng yếu thế như người nghèo, người ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Để triển khai Tài chính toàn diện hiệu quả, theo bà Hồng, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan không chỉ khu vực Chính phủ mà còn các khu vực tư nhân.
Trên thực tế, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính bao trùm như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận ngân hàng, dịch vụ tài chính chính thống cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, phụ nữ….. Những chính sách này góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nông thôn./.
Hồng Nhung - Lê Thơm/VOV-Trung tâm Tin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;