Nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít rào cản, là chủ đề của buổi Hội thảo hợp tác ứng dụng CNTT trong nông nghiệp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày 20.10 tại TP.HCM.
Ông Từ Minh Thiện, Phó ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP) cho biết việc ứng dụng CNTT vào nông nghiệp ở Việt Nam hiện chỉ mới tập trung vào 3 nội dung chính là: nâng cao năng suất, truy xuất nguồn gốc, tiếp cận thị trường và chuỗi giá trị.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp chưa nhiều. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Nhiều nội dung còn lại mà thế giới đang triển khai như ứng dụng CNTT để tiếp cận dịch vụ tài chính, quản lý đất đai, rủi ro, hỗ trợ nông hộ quy mô nhỏ… còn rất khiêm tốn”, ông Thiện nói.
Ngay cả 3 nội dung mà Việt Nam đang triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Bà Võ Thị Thu Hương, Phó giám đốc VCCI Cần Thơ đánh giá nhu cầu công nghệ ở khu vực ĐBSCL vẫn rất lớn.
Đạo luật Farm Bill đặt ra yêu cầu truy xuất nguồn gốc với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra cũng cho thấy sự can thiệp đa chiều từ nguyên liệu, nhà máy đến các đơn vị phụ trợ như thức ăn hay đường đi của dòng sản phẩm dư thừa.
CNTT có thể giúp doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, kiểm soát đường đi của phụ phẩm, quy hoạch hệ thống logistics. “Nhưng việc ứng dụng CNTT cần thể chế đi kèm để xây dựng khối dữ liệu chung vì quá trình tự nguyện tham gia của hội viên là khó”, bà Hương nói.
Mô hình đề xuất ứng dụng CNTT để phát triển chuỗi cung ứng nông sản. Ảnh: Nguyên Vỹ
Là chuyên gia công nghệ, ông Nguyễn Khắc Minh Trí, Giám đốc Mimosa Tek cũng cho rằng 3 lĩnh vực đang ứng dụng mà ông Thiện đặt ra cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của nông dân Việt Nam.
Hầu hết nông hộ trong nước sản xuất ở quy mô nhỏ, diện tích đất không lớn và khả năng tiếp cận công nghệ chưa cao. “Đưa nguyên mô hình ứng dụng của nước ngoài về thì không hợp. Đợi doanh nghiệp về nước đầu tư thì tốn thời gian. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất là cách thức cụ thể, đơn giản để kết nối họ với thị trường, chuỗi giá trị trong nước và thế giới”, ông Trí nói.
Đề cập mô hình quản lý khắp thế giới dù không hề sở hữu chiếc xe nào như taxi Uber, hay cả nguồn tin tức ngồn ngộn dù Facebook không viết nội dung, ông Từ Minh Thiện đặt vấn đề về mô hình tương tự cho nông nghiệp: làm sao để nông dân không cần trực tiếp sản xuất nhưng vẫn có thể quản lý bằng công nghệ và tiếp cận nhanh hơn với thị trường.
“Thông qua một số mô hình đang triển khai, AHTP sẽ cùng với Công viên Phần mềm Quang Trung tiếp tục thúc đẩy các nhu cầu, sáng kiến và giải pháp để nông dân tiếp cận chuỗi giá trị hiệu quả hơn. Việc kết nối với các diễn đàn như Silicon Valley Forum của Mỹ cũng là một động thái tích cực”, ông Thiện nói.
Kết nối diễn đàn thế giới là một cách để đẩy nhanh ứng dụng CNTT trong nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đại diện Silicon Valley Forum, ông Klaus Wehage cho biết Diễn dàn này đang kết nối hàng ngàn nông dân khắp nơi trên thế giới. “Sự hiện diện của các bạn tại đây không nhiều. Ở thung lũng này không mấy ai biết về nông nghiệp Việt Nam ngoài một số người Việt đang hoạt động tại đó. Các bạn cần chủ động hơn trong việc kết nối vì Silicon có nhiều cơ hội và nền tảng tốt để hỗ trợ”, ông Wehage nói.
Ông Jeroen Smits, chuyên viên cấp cao lãnh sự quán Hoa Kỳ cho rằng đây là thời điểm thích hợp khi Việt Nam thực hiện lồng ghép công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tác giả bài viết: Nguyên Vỹ
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;