Tìm ra lợi thế
Hơn 50 tuổi nhưng ông Giàng A Dấu (ở bản Hua Cưởm, xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) vẫn có cái nhanh nhẹn, tinh tường của trai trẻ. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm nương thảo quả, ông vừa kể lại ký ức của hơn 10 năm trước: Ngày ấy, việc nhận đất rừng ở đây bị người ta coi là dại khờ vì rừng hầu như chả mang lại lợi ích gì ngoài khoản tiền hỗ trợ hàng năm chỉ đáng giá mấy cân gạo cho mỗi ha rừng khoanh nuôi, bảo vệ. Vì thế, nhiều hộ không muốn nhận đất rừng vì không biết làm gì. Chính tôi ngày ấy cũng lúng túng lắm…
Nhiều đêm suy nghĩ, ông Dấu thấy rằng đã nhận đất rừng thì phải trồng rừng để phủ xanh đất trống – đồi núi trọc. Nhưng bữa cơm còn chưa no, cái áo mặc còn chưa đủ ấm, sức đâu ra mà trồng rừng? Phải tìm ra cách để cái rừng ấy cho mình miếng ăn thì mới làm tốt được.
Trở về quê hương cũ – xã Sa Pả, huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai, ông Dấu thấy cây thảo quả phát triển tốt trên đất rừng và cho thu nhập hàng năm. Nhận thấy khí hậu ở Trung Đồng có thể trồng được thảo quả, thế là ông Dấu thuê ngựa vận chuyển cây giống thảo quả về trồng trên quê hương mới Huổi Cưởm.
“Lúc đầu tôi chỉ trồng mấy ngàn m2, năm đầu tiên thu thảo quả, thấy khá gấp mấy lần trồng ngô, lúa nương; thế là năm sau, tôi mở rộng diện tích lên và bây giờ đã có tới 8ha cây thảo quả; thu nhập hàng năm đạt trên 300 triệu đồng. Tính ra, nếu chăm sóc tốt, thu nhập kịp thời thì 1ha thảo quả cho giá trị gấp 3-4 lần 1ha ngô. Gia đình tôi cũng thoát nghèo và trở nên giàu có, được công nhận là “Hộ nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi” cũng nhờ công chính từ những vườn thảo quả này đấy” – ông Dấu bảo vậy.
Nhân rộng mô hình
"Từ ngày nhiều hộ tham gia trồng thảo quả đến giờ, việc chăn nuôi gia súc cũng trở nên hiệu quả hơn bởi nhà nào cũng có chuồng trại nhốt gia súc, có vườn cỏ; khi thả có người chăn dắt... Như vậy là cây thảo quả vừa giúp chúng tôi xóa đói nghèo, vừa góp phần xây dựng nếp sống văn minh đấy”. |
“Chẳng như một số hộ khi biết cách làm ăn hay thì giấu nghề, giấu bí quyết; ông Dấu lại khác người, đi đâu cũng kể, cũng vận động người khác trồng thảo quả. Ai không biết cách làm, không có vốn mua cây giống là ông ấy hỗ trợ.
Vì thế chỉ riêng ở cái bản Huổi Cưởm này đến nay đã có hơn 200ha cây thảo quả. Dân các xã lân cận như: Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít… cũng có nhiều hộ về đây học cách làm và xin giống về trồng.
Nhà tôi cũng đã có hơn 1ha cây thảo quả từ sự giúp đỡ của ông Dấu đấy. Có thêm cây thảo quả, người dân có thêm nguồn thu lớn nên không ái còn phá rừng để thêm đất trồng sắn, trồng ngô…” – ông Chang A Chơ, dân bản Huổi Cưởm bảo vậy.
Nói về phát triển cây thảo quả, ông Dấu bảo: Càng nhiều người trồng thảo quả thì mình càng dễ bán, dễ mua nên tôi chỉ mong dân trong xã, trong bản cùng nhau trồng loại cây này để vừa xóa đói nghèo, vừa giữ rừng thêm xanh tốt. Chúng tôi cũng đã bảo nhau: Phát triển thảo quả phải đi đôi với bảo vệ rừng; không phá rừng bừa bãi, không sấy thảo quả trong rừng để tránh cháy rừng. Rừng có tốt thì thảo quả mới tốt tươi, con người mới có nguồn nước sạch.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;