Học tập đạo đức HCM

Biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón

Thứ tư - 19/04/2017 05:42
Tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lượng vỏ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là mô hình đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Cư Suê, (huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk) áp dụng.

Cách làm này, đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân, không chỉ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất.

12-35-49-dtntt102439989
Ông Nguyễn Văn Trích (trái) đang giới thiệu sản phẩm phân hưu cơ vi sinh được ủ từ vỏ cà phê cho Hội nông dân xã

Với hơn 1ha cà phê, bình quân mỗi năm ông Nguyễn Văn Trích ở thôn 2 thu được khoảng 3 tấn vỏ cà phê. Trước đây, lượng vỏ này được gia đình tận dụng để bón cho cây trồng nhưng do được đổ trực tiếp vào gốc cây nên dinh dưỡng cây hấp thu được từ vỏ không nhiều, cũng như tạo điều kiện để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê.

Năm 2010, khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, ông Trích và các hộ gia đình khác trong thôn đã tận dụng lượng vỏ thu được từ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Cách làm này đã bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, cũng như giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Bình quân, mỗi năm với lượng vỏ cà phê thu được, kết hợp với 16 tấn phân chuồng và men vi sinh, sau khoảng 4 tháng gia đình ông đã tự sản xuất được gần 20 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong khi đó chi phí để thực hiện không nhiều, chưa đến 17 triệu đồng…

Ông Trích chia sẻ, ngày trước, vỏ được gia đình bón trực tiếp khiến cây cà phê thường bị nấm, phải tốn nhiều chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật… Việc áp dụng mô hình ủ phân vi sinh không những khắc phục được tình trạng trên mà còn giúp cho gia đình giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất, trong khi đó cây trồng vẫn phát triển tốt và bền vững hơn. Nếu như trước, trên diện tích 1ha gia đình bỏ từ 5 - 6 tấn phân hóa học giờ giảm xuống chỉ còn 1,8 tấn, thay vào đó là bón phân vi sinh, tiết tiết kiệm được hơn nửa…

Theo ước tính của Hội nông dân xã, bình quân mỗi năm nông dân trên địa bàn tự sản xuất được khoảng hơn 1.000 tấn phân hữu cơ vi sinh… Bà Phạm Thị Thu - Chủ tịch Hội nông dân xã Cư Suê cho biết, trên thị trường 1kg phân vi sinh có giá khoảng 3.300 - 3.600 đồng nhưng nếu người dân tự sản xuất thì giá chỉ còn trên 1.000 đồng/kg.

TRUNG DŨNG - THANH TUYỀN/ Báo Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập842
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm829
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,845
  • Tổng lượt truy cập93,159,509
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây