Học tập đạo đức HCM

Bình Điền chung tay SX cánh đồng lớn

Thứ tư - 19/02/2014 21:44
Từ vụ HT 2010, Sóc Trăng triển khai mô hình cánh đồng gieo sạ đồng loạt, sử dụng một giống lúa, áp dụng một quy trình canh tác, thực hiện gắn kết giữa nông dân với doanh nghiệp… được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn làm điểm tổ chức “Hội thi máy gặt đập liên hợp các tỉnh phía Nam” và Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đánh giá SX cánh đồng lớn hiệu quả.

Ngay trong mô hình đầu tiên này, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã phối hợp với Trung tâm KN Sóc Trăng hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu TE Agrotain lúa 1 và Đầu Trâu TE Agrotain lúa 2 trên diện tích 40 ha tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú theo phương thức bán nợ đến cuối vụ, không tính lãi suất. Ngoài ra còn hỗ trợ chi phí vận chuyển phân bón về đến UBND xã.


Hiệu quả SX CĐL ở Mỹ Tú (Sóc Trăng)

Lúc đầu, nhiều nông dân tham gia mô hình còn tỏ ra lo ngại về hiệu quả của phân bón chuyên dùng này, vì không sử dụng bổ sung phân urê, DAP, NPK (20-20-15) hay phân kali như tập quán của bà con. Rồi qua thực tế SX niềm tin của nông dân được củng cố dần sau mỗi đợt bón phân.

Cuối vụ, mô hình 40 ha đã đạt được kết quả rất khả quan, năng suất đạt bình quân 7,5 tấn lúa tươi/ha trong vụ mùa mưa (ẩm độ tương đương 28 - 29%, vì DN chế biến lương thực hợp đồng mua lúa tươi tại ruộng). Lúa không đổ ngã đáp ứng yêu cầu hội thi, lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.

Ông Liêng Văn Phước ở ấp Trường Thành A, xã Trường Khánh là một trong những nông dân SX giỏi, tiêu biểu cho biết: Từ khi thực hiện mô hình cho đến nay gia đình tôi luôn sử dụng sản phẩm phân bón chuyên dụng của Bình Điền và đã liên tục gặt hái được những vụ trúng mùa. Có rất nhiều nông dân trong xã, sau khi dự cuộc hội thảo tại mô hình về cũng đã áp dụng quy trình canh tác với sản phẩm phân bón chuyên dùng Bình Điền.

Không chỉ thực hiện trên cánh đồng ở 1 cuộc hội thi có tầm cỡ khu vực năm 2010, mô hình này cũng đã được Cty CP Phân bón Bình Điền tiếp tục phối hợp với Trung tâm KN Sóc Trăng triển khai mở rộng trên nhiều cánh đồng mẫu ở các địa phương khác trong tỉnh.

Năm 2011 làm 350 ha cánh đồng mẫu, trong đó huyện Châu Thành 100 ha, huyện Thạnh Trị 100 ha và huyện Ngã Năm 150 ha. Năm 2012 làm 400 ha cánh đồng mẫu, trong đó huyện Mỹ Tú 50 ha; huyện Thạnh Trị 150 ha; huyện Ngã Năm 200 ha. Vụ HT 2013 làm 400 ha, trong đó huyện Thạnh Trị 200 ha; huyện Ngã Năm 200 ha.

Các mô hình đều cho năng suất cao hơn mức bình quân trong vùng từ 5 -7%, đặc biệt chi phí phân bón trong cơ cấu giá thành SX 1 kg lúa trong mô hình ở các điểm đều giảm từ 2 - 3%. Công thức sử dụng phân bón chuyên dùng áp dụng trong mô hình với thành phần NPK = 93:52:49 (kg/ha).

Để SX ra 1 tấn lúa nông dân tham gia thực hiện mô hình đã sử dụng 14,7 kg N, 8,2 kg P2O5, 7,8 kg K2O. Lượng dinh dưỡng sử dụng này giảm tương đương 1,3 kg N, 10,2 kg K2O so với mức bình quân chung của những nghiên cứu trước đây.

Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú là một vùng đất trũng phèn điển hình của Sóc Trăng, khi sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu cũng mang lại kết quả không thua kém những nơi khác, với năng suất bình quân vụ HT 2012 trên giống lúa thơm OM 4900 cũng đạt được 6,37 tấn/ha, tăng hơn mức bình quân chung trong khu vực ở cùng thời điểm 1,03 tấn/ha.

Cây lúa không đổ ngã, mẫu mã hạt lúa sáng, đẹp, tỉ lệ hạt chắc cao nên được DNTN Hiệp Phát (Tân An, Long An) hợp đồng thu mua với giá cao hơn thị trường 400 đ/kg lúa tươi (cùng chủng loại, thời điểm thu hoạch).

Ông Nguyễn Tấn Đường, một cựu chiến binh và là nông dân tham gia cánh đồng mẫu tại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa đã phát biểu trong buổi hội thảo tổng kết mô hình ở huyện Mỹ Tú: Nông dân ở đây đã biết về phân bón Đầu Trâu, kể cả phân bón chuyên dùng, nhưng chỉ có tham gia mô hình trực tiếp sử dụng phân theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn và theo dõi trên ruộng mình mới biết rõ hơn hiệu quả của nó.

Từ năm 2011 - 2013, Sóc Trăng đã triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình KHCN SX và tiêu thụ lúa đặc sản cao cấp ST19 và ST20 tại huyện Ngã Năm” với cánh đồng mẫu 100 ha/vụ thực hiện liên tục trong 6 vụ với sản phẩm phân bón chuyên dùng Đầu Trâu TE Agrotain lúa 1 và Đầu Trâu TE Agrotain lúa 2 luôn cho năng suất cao hơn so với khu vực xung quanh.

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ nhiệm HTXNN Vĩnh Tiền, xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm nhận xét: Bên cạnh những giải pháp khoa học cơ bản đã được chuyển giao như sử dụng giống lúa ST, canh tác theo quy trình “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại theo IPM và phòng trừ sinh học… thì yếu tố phân bón của Cty Bình Điền trong quy trình canh tác đã góp phần không nhỏ vào sự thành công.

Nông dân tham gia SX CĐL với Bình Điền không chỉ nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia cố vấn như TS Mai Văn Quyền, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Th.S Phan Văn Tâm, Th.S Phạm Anh Cường hướng dẫn trên truyền hình … mà còn được KS Nguyễn Thành Sơn và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN Sóc Trăng cùng làm, cùng thảo luận đút kết bổ sung hoàn thiện dần quy trình sử dụng phân bón của Cty trên từng chủng loại giống, từng mùa vụ và chân đất...

Chúng tôi, những người làm công tác khuyến nông ở Sóc Trăng chân thành ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của Công ty CP Phân bón Bình Điền trong mối quan hệ phối hợp thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ KHKT đến bà con nông dân trong thời gian qua. Hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục được phát huy và ngày càng nâng cao hiệu quả hơn nữa góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập535
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,340
  • Tổng lượt truy cập92,014,069
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây