Học tập đạo đức HCM

Bộ Nông nghiệp tiếp tục cảnh báo dân về cây mắc ca

Thứ hai - 01/06/2015 00:00
Bộ trưởng Cao Đức Phát khuyến cáo người dân chỉ trồng giống đã khảo nghiệm để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời, ngày 31/5, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã khẳng định Việt Nam có thể trồng mắc ca ở nhiều vùng trong đó phù hợp nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc.

Tuy nhiên, việc phát triển cây mắc ca phải tuân thủ các quy trình rất chặt chẽ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là về giống. Hiện, Bộ chỉ công nhận khoảng 10 giống đủ điều kiện để trồng, đồng thời khuyến cáo bà con nông dân chỉ trồng cây mắc ca trên vùng đất và 10 loại giống đã khảo nghiệm.

ĐBQH Đắk Lắk: Cây mắc ca đang bị chặt bỏ

Bộ trưởng Phát cho biết sau khi cân nhắc các mặt về điều kiện tự nhiên, khả năng chuẩn bị giống, thị trường trước mắt đến năm 2020 nước ta phát triển khoảng 10.000 ha.

“Bà con chỉ nên trồng với giá thành sản xuất dưới 30.000 đồng/ kg quả khô thì mới đảm bảo khả năng phát triển bền vững, lâu dài”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, vì cho rằng do chưa đủ căn cứ để phê duyệt quy hoạch cây mắc ca, nên Bộ chỉ định hướng trồng 10.000 ha tới năm 2020 tại những vùng đã khảo nghiệm thành công.

Tại báo cáo 2748 của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Hà Công Tuấn ký gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4, cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1994 và các khảo nghiệm giống cây mắc ca đã được triển khai tại 16 tỉnh; đến nay đã xây đựng được 20 mô hình khảo nghiệm giống, với tổng diện tích là 35 ha, trong đó, có 30 ha đã ra quả.

Theo kết quả nghiên cứu khảo nghiệm ban đầu, mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển ở các vùng khảo nghiệm nhưng với tỷ lệ đậu quả và sản lượng khác nhau.

Bộ NN&PTNT cảnh báo việc trồng cây mắc ca

Bộ NN&PTNT cảnh báo việc trồng cây mắc ca

Theo báo cáo, mắc ca là cây mới, trong quá trình khảo nghiệm cho các kết quả khác nhau, đồng thời, vẫn chưa có một báo cáo phân tích kỹ các vấn đề về chế biến và thị trường.

Do đó Bộ chưa đủ căn cứ để đưa ra quy hoạch cây mắc ca, quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, công nghệ chế biến… Trong năm 2015, Bộ sẽ nghiên cứu và ban hành những văn bản trên.

Để hạn chế rủi ro cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, trước mắt Bộ NN&PTNT khuyến cáo các địa phương hướng dẫn người dân trồng ở những nơi khảo nghiệm thành công, không triển khai trồng trên quy mô lớn tại những nơi chưa được trồng khảo nghiệm hiệu quả.

Đồng thời, cần tổ chức đánh giá khảo nghiệm tại các địa phương, xác định cụ thể quy hoạch chi tiết từng vùng khí hậu đối với mắc ca.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/3, trao đổi với Đất Việt, ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Cây mắc ca là loại cây có tiềm năng ở nước ta. Tuy nhiên, thông tin trong thời gian vừa qua nói cây trồng này là “tỷ đô” hay “nữ hoàng” là chưa có cơ sở".

Bộ NN&PTNT: Đừng tấn phong mắc ca là nữ hoàng tỉ đô

Có thể nghĩ đến khả năng người bán giống tự nâng giá trị của cây này lên. Muốn đánh giá cụ thể phải trồng khảo nghiệm, trồng nhân rộng ở các vùng sinh thái khác nhau, từ đó mới có thể nhận xét chính xác về cây trồng này.

"Bộ mới chỉ trồng thử nghiệm, chưa đánh giá được nên không thể có chủ trương trồng mở rộng mắc ca. Tất cả mới là khảo nghiệm", ông Công khẳng định.

Về phía các địa phương, Quảng Ngãi tiên phong đi đầu trong việc khuyến cáo nông dân cẩn trọng với mắc ca: "Tuyệt đối không trồng loại cây này trên quy mô lớn tại các khu vực chưa được khảo nghiệm khẳng định hiệu quả".

Quyết định này của Bộ NN&PTNT được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về việc phát triển ồ ạt “cây tỷ đô” sẽ dẫn tới thất bại như những cây trồng trước đó.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, trước mắt, chỉ nên tập trung phát triển ở những vùng có đặc điểm sinh thái thực sự phù hợp và có năng suất cao như Đăk Lăk, Sơn La; ưu tiên phát triển trồng xen với cà phê, chè.

  • Ngân Giang (Tổng hợp)
    Theo baodatviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Thành viên online1
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại202,592
  • Tổng lượt truy cập92,580,256
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây