Học tập đạo đức HCM

Ồ ạt nhập khẩu thịt, chăn nuôi trong nước đi về đâu?

Thứ tư - 03/06/2015 12:24
"Khi thuế chưa giảm, thì nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm đã tăng mạnh từ năm 2013 đến nay. Sắp tới khi Việt Nam tham gia sâu vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thuế nhập khẩu giảm thì các mặt hàng này vào Việt Nam càng càng nhiều hơn nữa.


 

"Việt Nam đang vươn lên trở thành tâm điểm nhập khẩu thịt trong mắt các nhà xuất khẩu, phân phối thịt gia súc, gia cầm của thế giới. Từ nước có lợi thế về nông nghiệp, ngành chăn nuôi, nếu không cải thiện Việt Nam sẽ gặp bất lợi lớn hơn nữa”, ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết.
 
Th
Thịt bò nhập khẩu hiện đang được bày bán hầu hết ở các siêu thị, hệ thống phân phối
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
 
Việt Nam là tâm điểm nhập khẩu thịt
Từ nhập khẩu thịt gà từ Trung Quốc là chủ yếu, đến nay sau khi tham gia vào các hiệp định thương mại song và đa phương, Việt Nam ngày càng mở rộng cánh cửa nhập khẩu ngành chăn nuôi.
Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp và bán lẻ, Việt Nam đã và đang trở thành tâm điểm nhập khẩu thịt bò và các nhà phân phối quốc tế từ ÚC, Mỹ, EU đang ngày càng đổ xô vào Việt Nam để cạnh tranh chia lợi nhuận thị trường.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan, ba tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã chi 124 triệu USD, nhập hơn 115.000 trâu bò sống, tăng lần lượt 74,6% về số lượng và 107% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014, trong đó nhập bò từ Úc chiếm lớn nhất đạt 30.000 con (chiếm hơn 26%) lượng nhập. Ngoài ra, Mỹ và Nhật là hai quốc gia có lượng thịt bò nhập vào Việt Nam khá lớn. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khoảng  34.000 tấn thịt gà đông lạnh tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước. 
Theo tính toán của Cục Chăn nuôi, năm 2015 thịt bò nhập khẩu sẽ đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014 (250 triệu USD) với khối lượng nhập khoảng 39.000 tấn, tăng 20 – 25% so với cùng kỳ.
Năm 2014, Việt Nam đã nhập khoảng 150.000 con bò Úc phục vụ người tiêu dùng trong nước, trong đó chưa kể số lượng trâu bò nhập lẻ từ Thái Lan, Lào và Campuchia được dự tính khoảng vài nghìn con. Lần đầu tiên, Việt Nam hiện đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước nhập khẩu bò nhiều thứ hai của Úc.  Ngoài các nước trên, thịt bò đông lạnh từ các nước EU cũng đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam, từ năm 2013 đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp (DN) EU được phía Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu. Năm 2015, dự kiến các nhà nhập khẩu thịt từ EU sẽ gia tăng 5% lượng xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm  vào Việt Nam.
Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT): Ngoài thịt bò Úc, Mỹ được nhập nhiều, Việt Nam bỏ lệnh cấm nhập thịt bò Pháp mới đây, như vậy sắp tới Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà nhập khẩu, cung cấp và thị trường sẽ cạnh tranh quyết liệt. Các nông hộ chăn nuôi nhỏ sẽ đối mặt nhiều thách thức, nhất là trong điều kiện ngành còn cạnh tranh kém”.
Còn theo ông Nguyễn Đăng Vang, do bất lợi về mặt đồng cỏ, thiếu thức ăn nuôi bò, nên thịt bò ngoại lấn sân là điều khó tránh khỏi. Để đối phó, các nông hộ cần sản xuất và chăn nuôi theo chuỗi liên kết với các DN lớn, nhà đầu tư lớn. Bên cạnh đó, cơ chế vay vốn, thế chấp tài chính, bảo hiểm vật nuôi cho nông hộ cần được thực hiện ngay để nâng cao thế mạnh cạnh tranh toàn ngành”.

Thịt ngoại tràn ngập, chăn nuôi gặp khó!
Theo ông Vang, ngành chăn nuôi và người chăn nuôi Việt Nam sắp tới sẽ gặp hai khó khăn đó là chi phí chăn nuôi và thị trường. Thức ăn chăn nuôi (TACN) tại Việt Nam khá đắt so với các nước, thức ăn chăn nuôi nhập ngoại hoặc phụ thuộc vào nhóm các DN Ngoại nơi có hơn 60 doanh nghiệp (chiếm 30% số lượng DN TACN) nhưng lại chiếm hơn 60% thị phần cung ứng. Phần lớn các DN này nhập khẩu nguyên phụ liệu từ chuỗi sản xuất công ty mẹ tại Thái Lan, Đài Loan hay Malaysia…
Về thị trường, ông Vang nói thêm: “Dựa vào các số liệu thống kê, có thể thấy lượng nhập thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam hiện đang rất lớn, có mặt tại khắp mọi nơi. Tốc độ tăng nhập ngày càng mạnh mẽ. Đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong khi các loại thịt bò, trâu, cừu, dê hay cả thịt lợn, gia cầm sản xuất trong nước chưa đáp ứng được sự bùng nổ tiêu dùng của thị trường”
Cục Chăn nuôi nhận định, bất lợi lớn nhất cho ngành chăn nuôi chính là giảm thuế nhập khẩu, giá thịt vào Việt Nam sẽ rẻ hơn so với sản xuất trong nước nhờ lợi thế sản xuất quy mô lớn. Rất có thể nhiều hộ chăn nuôi sẽ gặp bất lợi khi có đến gần 70% nông dân đang theo đuổi CN nông hộ, SX ra 60% tổng sản phẩm CN cả nước sẽ phải tìm hướng tồn tại ở phân khúc SX đặc thù như sản xuất sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, đặc sản vùng miền, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tiêu thụ tươi tại chỗ.  Xu hướng đầu tư vào ngành chăn nuôi cũng sẽ được mở rộng, tuy nhiên đây chỉ diễn ra ở các DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện, tại rất nhiều các siêu thị lớn tại Hà Nội như Big C, Fivimart, Metro, Lotte mart, Co.op.mart… thịt bò Úc, Mỹ hay Nhật cũng đã có mặt trên hầu khắp các kệ với giá bán đắt hơn nhiều so với thịt bò nội. Thậm chí, tại nhiều chợ, thịt bò ngoại cũng đã có mặt và được bày bán công khai.
Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương: “Nông nghiệp, mà cụ thể là ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều thách thức cạnh tranh khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ cạnh tranh truyền thống như cạnh tranh bằng (giá, lợi thế do quy mô, thị trường) đến cạnh tranh về khả năng sản xuất, bảo vệ thị trường (quy tắc an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng vệ thị trường bằng chống bán phá giá). Đơn cử, Mỹ luôn tìm mọi cách bảo vệ ngành sản xuất cá da trơn, tôm, chăn nuôi bò của mình bằng hàng rào an toàn vệ sinh thực phẩm, chống bán phá giá. Sắp tới, khi Việt Nam gia nhập TPP với 11 đối tác lớn của thế giới, thuế nhiều mặt hàng này sẽ về 0% tại tất cả các thị trường, không phân biệt trình độ phát triển và không có lộ trình như FTA khác. Chính vì vậy,  ngành chăn nuôi trong nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và bất lợi lớn nếu không có cách chính sách phát triển và đặc biệt hỗ trợ phát triển cho nhóm nông hộ nhỏ”.

 
Nguyễn Tuyền
Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập206
  • Hôm nay12,469
  • Tháng hiện tại326,159
  • Tổng lượt truy cập90,389,552
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây