Học tập đạo đức HCM

Bỏ lương 20 triệu, 8X về quê trồng gấc làm tinh dầu, son môi

Thứ tư - 22/11/2017 09:14
Đang là giảng viên dạy tin học ở 1 cơ sở đào tạo tại quận 3 TP. Hồ Chí Minh, thầy giáo 8x Nguyễn Tiến Chương bỏ ngang nghề về quê thị xã Long Khánh (Đồng Nai) mua đất...trồng gấc. Cơ duyên của 8x Nguyễn Tiến Chương với cây gấc cũng hết sức tình cờ...

Ý tưởng sản xuất son môi, tinh dầu từ trái gấc chín của chàng cử nhân công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Chương, ngụ ấp Núi Đỏ, xã Bàu Sen, thị xã Long Khánh (Đồng Nai) đã thúc đẩy anh rời bỏ công việc ổn định với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng ở TP.Hồ Chí Minh để về quê nhà trồng gấc.

Bỏ nghề dạy học về nhà trồng gấc

Từ 6 sào gấc khởi nghiệp, anh Nguyễn Tiến Chương đã liên kết với nhiều nông dân xây dựng được vườn gấc trên 10 ha và thành lập Công ty TNHH gấc Trọng Tín chuyên về gấc sấy khô, tinh dầu và mỹ phẩm làm từ gấc.

 bo luong 20 trieu, 8x ve que trong gac lam tinh dau, son moi hinh anh 1

Cử nhân 8X Nguyễn Tiến Chương (ngoài cùng bên phải) giới thiệu, trao đổi với nông dân trong vùng về vườn gấc và triển vọng của nghề trồng gấc cho doanh nghiệp của mình. 

Như bao học sinh con em gia đình nông dân, cậu học trò Nguyễn Tiến Chương sau khi tốt nghiệp THPT cũng ấp ủ giấc mơ vào đại học để thoát cảnh chân lấm tay bùn. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Trường đại học khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh, chàng cử nhân Nguyễn Tiến Chương ở lại TP.Hồ Chí Minh để làm việc.

Công việc giảng dạy tin học tại Trường ngoại ngữ tin học InfoWorld (quận 3, TP.Hồ Chí Minh), rồi làm quảng cáo, bán hàng online cho thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng mới đầu hấp dẫn chàng trai 8X, nhất là mỗi lần anh về nhà thăm gia đình được nông dân ấp Núi Đỏ và bạn bè cùng trang lứa trầm trồ khen ngợi tài năng lẫn thu nhập mà anh kiếm được.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Sen Nguyễn Văn Tuất cho biết trái gấc một thời làm mất niềm tin của nhà nông Bàu Sen khi không tìm được đầu ra, giá trị kinh tế thấp. Cho nên, việc anh Nguyễn Tiến Chương sớm bao tiêu được sản phẩm cho nhà nông, thu mua giá hợp lý thì việc phát triển vùng chuyên canh gấc tại địa phương không khó. Một khi trái gấc có giá trị, đầu ra ổn định, Hội Nông dân xã sẽ có cách hỗ trợ doanh nghiệp.

Sau 3 năm sống tại TP.Hồ Chí Minh, anh Chương tích cóp được số vốn dư dả để cưới vợ, tậu đất và cất nhà ở ấp Núi Đỏ trị giá trên 600 triệu đồng. Tuy nhiên, từ ngày cưới vợ, mua đất và tậu nhà ở ấp Núi Đỏ, anh Chương chán sống cảnh phồn hoa đô hội và việc giảng dạy mà mong muốn làm nông dân.

Anh Chương kể, cất nhà cưới vợ xong còn dư ít tiền, anh về xã Suối Tre mua đất lập vườn cây ăn trái theo lời cha chỉ bày. Tìm được khu đất vừa ý với giá 250 triệu đồng, anh nhanh chóng đặt cọc và hẹn ngày đôi bên ra UBND xã làm thủ tục chuyển nhượng.

Mừng vì mua được khu đất giá rẻ, vườn cây trên khu đất thu hoạch bán đi cũng được trên 50 triệu đồng, chàng cử nhân tấp vào một quán nước gần đó ngồi nhâm nhi ly cà phê và thưởng thức âm nhạc. Trong lúc thả hồn trong âm nhạc, anh được một nông dân tên Dũng bắt chuyện làm quen và đề nghị được thuê lại khu đất anh mới mua với giá 60 triệu đồng trong 3 năm để trồng gấc.

Đề nghị của nông dân Dũng khiến anh Chương cảm thấy hoài nghi, bởi cây gấc không phải là cây trồng mới mẻ đối với nông dân ấp Núi Đỏ và các vùng khác trên địa bàn TX.Long Khánh mà từ nhỏ anh đã biết. “Trồng gấc để nấu xôi thì làm sao có giá trị kinh tế?” - anh Chương tò mò hỏi.

Nông dân tên Dũng chẳng giấu giếm, thổ lộ rằng ông đã có mối bán gấc tươi cho các chợ đầu mối với giá 10 ngàn đồng/kg. Nghe lời bùi tai, chàng cử nhân Chương về nhà lên mạng tìm hiểu về gấc.

Vực dậy niềm tin của nông dân về cây gấc

Qua tìm hiểu, anh Chương thấy trồng gấc đem lại giá trị kinh tế cao không thua kém các cây trồng khác mà nông dân TX.Long Khánh đang ồ ạt chuyển đổi, nhất là khi trái gấc được xuất ra thị trường nước ngoài giá trị sẽ được nâng cao gấp nhiều lần so với giá bán trong nước.

 bo luong 20 trieu, 8x ve que trong gac lam tinh dau, son moi hinh anh 2

Cử nhân 8X Nguyễn Tiến Chương cùng các cộng sự đã kỳ công và tiêu tốn nhiều tiền bạc cho việc nghiên cứu ra quy trình chế biến quả gấc nguyên liệu thành các sản phẩm như tinh dầu, gấc khô, son môi, mỹ phẩm...

Sau khi đã tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và thị trường tiêu thụ gấc, anh Chương quyết định thuê 6 sào đất của nông dân ấp Núi Đỏ trồng thử nghiệm. Thấy chàng cử nhân công nghệ thông tin bỏ công việc với thu nhập cao ở thành phố về làm nông dân trồng gấc, không ít người lắc đầu chê bai lẫn hoài nghi cho rằng anh sẽ “chết” vì gấc như bao nông dân khác.

Nhờ chủ động tìm được đầu ra cho trái gấc, anh Chương mạnh dạn rủ thêm 4 người bạn thuở học trò đầu tư trồng gấc. Được nhóm bạn đồng ý hùn vốn, chàng cử nhân thuê luôn 9 hécta đất của Nông trường cao su An Lộc ở xã Suối Tre để trồng gấc, mở lò sấy gấc, thành lập công ty thu mua gấc, sấy gấc và sản xuất tinh dầu, mỹ phẩm từ trái gấc.

Anh Chương cho biết tinh dầu, mỹ phẩm làm từ trái gấc của công ty anh được chiết xuất thành công từ công trình nghiên cứu của một người bạn kỹ sư hóa. Để công trình thành công, nhóm của anh đã hỗ trợ cho người bạn kỹ sư toàn bộ kinh phí, như: quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm, đăng ký độc quyền sáng chế... Hiện sản phẩm tinh dầu gấc của công ty anh đang được vài khách hàng ở Thái Lan, Hoa Kỳ ngỏ ý giao dịch và 2 bên đang thỏa thuận về giá bán, số lượng cung ứng.

Thành công bước đầu, anh Chương cùng nhóm bạn tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển vùng chuyên canh nguyên liệu gấc với hình thức bao tiêu giá thu mua có lãi nhất để kích thích nông dân trồng; đồng thời hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để đưa các sản phẩm về tinh dầu gấc ra thị trường nội địa và xuất khẩu.

Anh Chương tâm sự tìm chỗ đứng cho trái gấc không khó, khó nhất là lấy lại niềm tin trong lòng nông dân về trái gấc thì công ty của anh mới có được nguồn hàng lớn để chế biến, xuất khẩu.

 
Theo Đoàn Phú (Báo Đồng Nai)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay30,419
  • Tháng hiện tại871,620
  • Tổng lượt truy cập93,249,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây