Học tập đạo đức HCM

Cách ông Ba Mọi làm truyền thông

Thứ hai - 15/05/2017 05:42
Tôi đã uống, không phải một mà đến hai ly nước siro nho đá khi ghé lại sảnh dành cho khách khi từ vườn nho của ông Ba Mọi (Ninh Phước - Ninh Thuận) trở vào.

Cơn khát đến trong một ngày quá nắng nóng, nhưng có lẽ cũng vì tôi đã rảo quanh vườn nho khá lâu để nghe chủ nhân của nó kể về hành trình trồng nho và các sản phẩm từ nho của mình.

Ông Ba Mọi trao đổi với khách thăm vườn nho

Câu chuyện về ông, trang trại của ông chắc nhiều người đã biết vì Nho Ba Mọi đã trở thành một thương hiệu nổi bật của vùng nho Ninh Thuận được nhận diện, và người ta có thể tìm kiếm hàng trăm ngàn thông tin khi gõ ba từ ấy vào Google. Điều làm tôi ấn tượng lại đến từ một giọng nói chậm rãi, từ tốn rất thật lòng nơi người đàn ông đã bước vào tuổi 70. Ông đương nhiên chẳng có vẻ gì của một chính khách khi "chơi" hẳn một chiếc sooc lửng, áo pull và đầu trần để dẫn khách ra vườn. Nho xanh, nho đỏ đang vào mùa thu hoạch. Dưới những tán nắng, những chùm nho mọng lên, nhìn muốn cắn. Nhưng cái cách kể chuyện, từ khâu chọn giống, đổi giống đến quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến; cả chuyện chọn và “mướn” kỹ sư trồng trọt, kỹ sư hóa sinh cho việc làm rượu cứ quyện vào nhau thật duyên. Có lẽ vì vậy mà tôi đã quên mất những chùm nho trước mắt mình...

Cứ nghĩ, cái lối nói chuyện mộc mạc, chân tình nhưng lại rất thấu hiểu khi nói về nho của ông Ba chính là một trong những điểm nhấn hút khách khi từ trang trại chuyên nho, ông chuyển sang làm trang trại du lịch sinh thái năm 2013. Hôm chúng tôi ghé, nhà ông đầy khách nói giọng Bắc, giọng Nam, giọng Trung. “Ngày rày chúng tôi đón khoảng vài trăm khách – ông Ba nói – Từ đầu năm đến giờ cũng ngàn mấy rồi. Vài hôm nữa chắc sẽ nhiều hơn vì người ta nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ...”. Cuốn sổ mà ông Ba đưa cho chúng tôi xem hôm đó có ghi rất cụ thể tên các đoàn khách, số lượng người tham gia. Nhiều người trong số họ đến từ các trường cao đẳng, trung học nghề, đại học nông lâm. “Trang trại có trình chiếu các phóng sự người ta làm về trang trại và một số các clip liên quan đến nho, đến Ninh Thuận, nhưng mà tôi thấy hay nhất là nói chuyện với các cháu đến từ các trường. Chúng hỏi nhiều lắm, hay lắm và cụ thể lắm. May mà mình là người lội đồng với cây nho nên cái gì cũng trả lời được. Thì cứ theo cách mình hiểu, mình làm thôi. Có sao nói vậy mà!"- ông Ba cho hay.

Khi cơn khát đã trôi qua và ngọt giọng trở lại vì si rô, vì nho xanh, nho đỏ và cả chuối khô nữa mà tất thảy mọi người đều được mời, tôi hỏi vậy chớ khách nhiều dữ vầy, chú tìm nguồn nào để bù vào khoản miễn phí? Chú Ba Mọi cười, sảng khoái: Có chi nhiều đâu cô? Mọi người tới là vui rồi. Mỗi người chụp vài kiểu ảnh, post lên facebook, kể cho bạn bè, người thân... là một cách trả công cho trang trại rồi mà. Khách uống thấy mát, ăn thấy ngọt rồi cũng sẽ mua sản phẩm tại chỗ luôn. Tui cũng nghĩ hoài chớ, làm sao để thương hiệu mình đi xa hơn, được nhiều người biết hơn và sản phẩm làm ra được người mua tin chọn mới là điều chính. Ví như năm ngoái, trang trại đón trên 2.000 khách, thì tui đã có thêm ít nhất cũng vài ngàn người nữa biết tới. Vậy là thành công rồi. Ngoài màn hình chiếu các clip, địa chỉ trên mạng, tui còn soạn luôn một bàn sạc pin điện thoại để hỗ trợ khách nữa...

Người nông dân thời hội nhập, đúng là nhạy và biết cách tận dụng mọi cơ hội để làm ăn. Tôi thích cách mà chú Ba dẫn khách đi giới thiệu từng công đoạn của các quy trình ra sản phẩm, với hệ thống máy sục rửa, kiểm tra sản phẩm đến đóng gói, bảo quản để vận chuyển. Nho được chứng nhận sản phẩm VietGAP với việc sử dụng các chế phẩm sinh học, phân vi sinh của trang trại Nho Ba Mọi giờ còn có đại lý ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng.

Tôi nghĩ hoài cách mà chú Ba tận dụng mọi cơ hội mình có để làm truyền thông và tăng thêm hiệu ứng truyền thông quả là đáng để nhà nông Thừa Thiên Huế mình học tập và vận dụng. Đương nhiên là chọn cách phù hợp với điều kiện và sản phẩm mình có.

Mà đâu chỉ có nhà nông. Việc chủ động thông tin với báo chí, với truyền thông và cả mạng xã hội cũng là một cách minh bạch thông tin và đưa (mọi) sản phẩm đến với người tiêu dùng ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, đó cũng là một cách phải tự giám sát chính mình, làm tốt hơn, chất lượng hơn sản phẩm mình có. Đó mới là tâm thế của hội nhập và để hội nhập được.

Tác giả: MINH HÀ
Nguồn: 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay27,848
  • Tháng hiện tại220,941
  • Tổng lượt truy cập92,598,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây