Học tập đạo đức HCM

Xã Nghi Ân (TP. Vinh): Bước chuyển mạnh mẽ của xã ven đô

Thứ hai - 15/05/2017 03:33
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trong điều kiện khó khăn, nhưng nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân; đến nay xã Nghi Ân đã sáng lên sắc diện mới vùng ven đô.

Huy động hiệu quả nội lực 

Sau 5 năm thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, xã Nghi Ân đang có bước chuyển mạnh mẽ. Để có được thành quả đó, địa phương đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự đoàn kết, chung sức của toàn dân trong xây dựng NTM. Việc huy động nguồn lực để xây dựng các công trình hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội được triển khai rộng khắp; khí thế thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo được nhân dân hưởng ứng cao. 

Xã Nghi Ân phát triển mô hình trồng ớt hàng hóa hiệu quả trong nhiều năm qua. Ảnh: Nguyệt Minh
Xã Nghi Ân phát triển mô hình trồng ớt hàng hóa hiệu quả trong nhiều năm qua. Ảnh: Nguyệt Minh

Đơn cử như xóm Kim Phúc là 1 trong 3 xóm có nghề truyền thống trồng hoa cây cảnh của xã Nghi Ân. Trước đây, cơ sở hạ tầng, đường sá xóm xuống cấp, chật hẹp, giao thông, sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn. Thực hiện phong trào xây dựng NTM, đến nay, cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông thôn xóm đã được bê tông hóa trên 80%; tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Nhiều hộ dân phát huy hiệu quả nghề truyền thống, phát triển kinh tế trang trại, gia trại và các dịch vụ vận tải, kinh doanh... Ông Nguyễn Viết Hoan - Bí thư Chi bộ xóm Kim Phúc chia sẻ: “Xóm đã huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân đóng góp xây dựng xóm làng. Bên cạnh đó, xóm còn có quy ước, trong đó có khen thưởng các hộ dân tích cực tham gia phong trào cũng như phê bình những hộ thiếu tích cực. Nhờ đó, không chỉ vận động được nguồn kinh phí lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng mà người dân còn hiến gần 500m đất để làm đường giao thông”. 

Với nhiều cách làm sáng tạo, xã Nghi Ân đã huy động được sự chung sức, đồng lòng của nhân dân. Trong tổng số 86 tỷ đồng xây dựng NTM trong 5 năm qua, nhân dân đóng góp và hiến đất (trên 5.000 m2) tổng trị giá trên 29 tỷ đồng. 

Khởi sắc toàn diện 

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng với sự tích cực vào cuộc của toàn dân, đến nay bộ mặt nông thôn xã Nghi Ân khởi sắc toàn diện. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Cơ sở vật chất các trường học, trạm y tế hàng năm đều được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Nhà văn hóa xã và các xóm đều được nâng cấp và xây dựng mới, khu thể thao xóm đạt chuẩn, đảm bảo phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao của địa phương. 

Từ cây trồng truyền thống, đến nay người dân Nghi Ân đã phát triển cây trầu không thành cây trồng hàng hóa, cho thu nhập cao.
Từ cây trồng truyền thống, đến nay người dân Nghi Ân đã phát triển cây trầu không thành cây trồng hàng hóa, cho thu nhập cao.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất được tổ chức hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Xã tập trung chỉ đạo vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác. Trên địa bàn xã hiện có 3 làng nghề hoa cây cảnh tại 3 xóm: Kim Mỹ, Kim Chi và Kim Phúc. Các làng nghề hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2 tổ hợp tác mua bán nông sản xóm Kim Hợp và tổ hợp tác trồng rau an toàn tại xóm Kim Bình. Nông dân xã Nghi Ân còn phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: Trồng ớt cay, trồng cây ăn quả: ổi, na, chuối, trầu không... 

Từ một xã thuần nông, đến nay kinh tế xã Nghi Ân phát triển tương đối toàn diện, bền vững. Ngoài các ngành, nghề truyền thống của địa phương, người dân địa phương còn đa dạng hóa ngành nghề như: giết mổ gia súc, chế biến bánh bún - giò chả, kinh doanh vận tải, xây dựng gia dụng, ăn uống giải khát thu hút trên 2.000 lao động tham gia. Lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt tỷ lệ trên trên 96%, năng động trong phát triển kinh tế. Nhờ vậy, đời sống người dân địa phương ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 1,9%. 

Bên cạnh chú trọng phát triển kinh tế, chất lượng giáo dục của xã Nghi Ân ngày càng nâng cao. Ảnh: Nguyệt Minh
Bên cạnh chú trọng phát triển kinh tế, chất lượng giáo dục của xã Nghi Ân ngày càng nâng cao. Ảnh: Nguyệt Minh

Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở xã Nghi Ân cũng phát triển, lan tỏa mạnh mẽ. Đến nay, 12/14 xóm đạt chuẩn văn hóa. Công tác giáo dục đào tạo, khuyến học, khuyến tài được quan tâm. 2/3 trường học trên địa bàn đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Trạm Y tế được đầu tư nâng cấp, xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế năm 2013; đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Người dân ý thức trong việc vệ sinh môi trường, giữ gìn làng quê sạch, đẹp; bình yên thôn xóm. Đảng bộ xã Nghi Ân nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; chính quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ, các tổ chức đoàn thể chính trị của xã hàng năm đều đạt tiên tiến trở lên. Ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của cán bộ và nhân dân xã nhà trong phong trào xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. 

Trao đổi về định hướng phát triển thời gian tới, ông Phạm Huy Thông - Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho biết: Địa phương tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Tận dụng mọi thời cơ, khai thác tốt nhất mọi nguồn lực, tiềm năng và ứng dụng hợp lý các tiến bộ khoa học - công nghệ, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng xã Nghi Ân ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Tác giả bài viết: Nguyệt Minh

Nguồn tin: baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay64,596
  • Tháng hiện tại895,323
  • Tổng lượt truy cập92,069,052
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây