Học tập đạo đức HCM

Cái “duyên” giảm nghèo của thủ lĩnh nông dân

Chủ nhật - 23/08/2015 12:06
Nhiều người nói ông Quàng Văn Hinh ở xã Nậm Nèn, huyện vùng cao Mường Chà (Điện Biên) có cái “duyên” giảm nghèo. Cái duyên này đã theo ông suốt 20 năm ở cương vị Chủ tịch Hội ND xã.
Ông Quàng Văn Hinh- Chủ tịch Hội ND xã Nậm Nèn giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: S.N

Ông Quàng Văn Hinh là người Khơ Mú, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nên từ phong tục, tập quán cho đến con người, vùng đất ông đều biết rõ. Năm 1994, nhà nước khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số khai hoang ruộng nước. 1ha khai hoang được nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng, nhưng bà con chưa quen nên chẳng mấy ai tham gia.

Lúc ấy, ông Hinh là cán bộ nông nghiệp ở địa phương nên là người đi tiên phong. Ngày làm việc ở xã, chiều muộn và ngày nghỉ, vợ chồng ông cùng con cái rồng rắn ra đồng. Mùa đầu tiên cho thu hoạch, lúa gặt về chất đầy trong nhà, cả nhà ông Hinh không còn đói ăn mấy tháng, thế là nhiều hộ trong xã cũng bắt chước theo.

Ông Hinh thổ lộ: “Mình là người bản địa, giải thích hướng dẫn cụ thể bằng ngôn ngữ của dân tộc, bà con mới dần hiểu ra kỹ năng, kỹ thuật để áp dụng vào thâm canh lúa nước, từ đó thay đổi tập quán canh tác. Kể từ khi làm 2 vụ lúa/năm, trong xã đã có nhiều hộ có lúa, gạo dư thừa để bán, đầu tư chăn nuôi và có tiền cho con cái đi học”.

 Ông Hinh nắm bắt hoàn cảnh từng hộ hội viên, tùy từng điều kiện mà Hội ND có phương án giúp đỡ cụ thể về vốn, kỹ năng, kiến thức. Hộ nào ốm đau bệnh tật thì kêu gọi mọi người cùng quan tâm, giúp đỡ. “Mình đến với bà con trước là anh em láng giềng, sau nữa mới là người cán bộ”– ông Hinh chia sẻ. Với dự án sử dụng Quỹ HTND được huyện Mường Chà thực hiện tại địa bàn xã, có 20 hộ được cấp vốn.

Ông cho hay: “Mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để chăn nuôi trâu, bò. Đến nay 3 hộ có được 3 con nghé con, 2 hộ có bê con. Bà con rất phấn khởi bởi vừa được vốn mua trâu, bò giống, vừa được tư vấn kỹ thuật cách làm ăn”.

Đường sá đi lại giữa các bản trong xã Nậm Nèn rất khó khăn, nhưng hàng tháng, ông Hinh đều tới từng nhà để nắm bắt tình hình. Ông tâm sự: “Làm cán bộ, nhất là cán bộ Hội ND mà để nhiều hội viên nghèo, không giúp hội viên “đuổi” cái nghèo đi thì bản thân mình thấy xấu hổ…”.

Nguồn: Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay37,719
  • Tháng hiện tại1,280,989
  • Tổng lượt truy cập88,636,059
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây