Học tập đạo đức HCM

Cần xem lại mô hình chính quyền gom đất của dân cho doanh nghiệp thuê?

Thứ sáu - 02/11/2018 06:02
VOV.VN-Theo TS. Nguyễn Tiến Cường, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý đất đai, cần xem xét lại mô hình nhà nước thuê đất của dân rồi cho doanh nghiệp thuê.

Doanh nghiệp chưa mặn mà

Toàn tỉnh Hòa Bình có trên 88.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó hơn 80.000 ha do hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng, chỉ có 6.176ha do các công ty nông nghiệp (trước đây là nông trường) quản lý. Đất nông nghiệp tại tỉnh này rất manh mún, địa hình phức tạp, đáng nói có hộ dân có hơn 100 thửa đất.

can xem lai mo hinh chinh quyen gom dat cua dan cho doanh nghiep thue hinh 1
Đất đai manh mún là nút thắt trong phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

 

 

Theo bà Phạm Thị Mơ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Hòa Bình, đất đai manh mún cộng với tâm lý giữ đất và vướng mắc về cơ chế thỏa thuận giá khiến cho việc tích tụ đất nông nghiệp đủ lớn là điều rất khó thực hiện, bởi người thuê đất phải đảm phán với nhiều chủ sử dụng đất.

Đây là những nguyên nhân khiến Hòa Bình có rất ít doanh nghiệp tham gia tích tụ đất để sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Bà Mơ cho biết, doanh nghiệp rất khó khăn khi thỏa thuận với nhiều hộ để đạt được quy mô sản xuất theo mong muốn. Đã có trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận được với 80-90% hộ cho thuê đất, và chỉ còn 1 vài hộ không đồng ý, dẫn tới toàn bộ dự án bị ảnh hưởng.

Ở góc độ thị trường, đại diện Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Hòa Bình phân tích, cơ chế thỏa thuận giá và giá cho thuê đất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Có dự án đã giải phóng mặt bằng gần xong (9/10ha) nhưng còn 1 số hộ đòi giá cho thuê cao gấp 2 -3 lần giá thị trường do họ đòi cả khoản hỗ trợ khi chuyển đổi nghề nghiệp trong thời gian đất canh tác đã được cho thuê. Điều này vô hình chung đã đẩy chi phí thuê đất nông nghiệp tăng cao.

Không chỉ e ngại với đàm phán thuê đất với dân và chi phí thuê thuê đất tăng cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng không mấy mặn mà với thời gian thuê đất ngắn, nhất là với đất công ích do UBND cấp xã quản lý (chỉ được cho thuê trong 5 năm).

Hơn nữa, tâm lý các hộ nông dân vẫn muốn giữ đất để phòng khi thất nghiệp sẽ quay lại sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các hộ chỉ muốn cho thuê trong thời gian ngắn, do lo ngại nếu cho thuê quá dài thì lợi ích của họ bị thua thiệt. Đặc biệt, do trình độ nhận thức của lao động nông thôn còn hạn chế nên việc bỏ dở, phá vỡ hợp đồng vẫn có thể xảy ra, dẫn đến nguy cơ dự án đầu tư nông nghiệp bị phá sản giữa chừng, bà Mơ nêu.

Ngay cả với hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp hay cá nhân đứng ra thuê đất không mặn mà, bởi phải đứng ra đàm phán với nhiều hộ dân và phải chia lợi tức đáng kể cho các bên tham gia góp vốn.

Thực tế, thực trạng đất nông nghiệp và những vướng mắc trong phát triển thị trường đất nông nghiệp ở Hòa Bình cũng là thực trạng chung của nhiều tỉnh/thành trên cả nước.

can xem lai mo hinh chinh quyen gom dat cua dan cho doanh nghiep thue hinh 2
Bà Trần Thị Thanh Nhàn, chuyên gia từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ảnh: Hồng Quang)

 

Theo bà Trần Thị Thanh Nhàn, đại diện nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của rào cản thể chế tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn), hiện còn nhiều rào cản đối với việc thuê đất nông nghiệp. Đặc biệt, do đất đai manh mún, phân mảnh quá nhiều khiến doanh nghiệp, người thuê đất khó đạt đồng thuận của các hộ nông dân. Trong khi đó, chỉ cần vài hộ không đồng tình thì dự án đầu tư nông nghiệp sẽ bị dừng lại.

Mặt khác, quy định về định giá đất, khung giá đất theo Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được điều chỉnh phù hợp với thị trường. Ngoài ra, thị trường cho thuê quyền sử dụng đất ở Việt Nam vẫn thiếu vắng các cơ chế ưu đãi về tín dụng, thuế, chi phí thuê… chưa khuyến khích thu hút đầu tư của doanh nghiệp.

Theo VOV.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập932
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,727
  • Tổng lượt truy cập93,130,391
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây