Học tập đạo đức HCM

Cây cà phê đối diện nguy cơ tuyệt chủng?

Chủ nhật - 04/09/2016 10:36
Tác động xấu từ biến đổi khí hậu lên các vụ mùa cà phê không còn là chuyện tương lai, mà đã là chuyện của hiện tại.

Theo một báo cáo mới từ Viện Khí hậu Úc, thế giới sẽ mất tới một nửa diện tích trồng cà phê trước năm 2050, nếu quá trình biến đổi khí hậu cứ tiếp tục diễn ra như hiện nay. Tới năm 2080, cây cà phê dại có thể hoàn toàn tuyệt chủng, và nhân loại sẽ mất cơ hội tìm kiếm các biến thể gen có thể giúp cây cà phê chống chọi tốt hơn với thay đổi khí hậu.

 

cay ca phe doi dien nguy co tuyet chung? hinh 0
 
Chưa cần phải đợi tới năm 2050, 25 triệu nông dân trồng cà phê trên khắp thế giới và các tập đoàn cà phê lớn đã bắt đầu cảm thấy sức ép của biến đổi khí hậu. Hồi năm 2015, một lãnh đạo cao cấp của tập đoàn Lavazza là ông Mari Cerutti đã cho biết: “Chúng ta đang có một đám mây đen lơ lửng trên đầu. Tình hình khá là nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu có thể mang lại ảnh hưởng rất xấu trong ngắn hạn. Đây không còn là chuyện tương lai nữa, mà là chuyện của hiện tại rồi”.
Mỗi ngày trên thế giới, có tới hơn 2,25 tỷ ly cà phê được tiêu thụ. Cà phê cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ nhì của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, tình trạng trái đất ấm dần lên cũng như hàng loạt hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ở các quốc gia nhiệt đới đang làm cho việc canh tác cà phê trở nên khó khăn hơn. Tại Trung Mỹ và Nam Mỹ, bệnh gỉ sắt trên lá cà phê (Coffee Leaf Rust) đã tàn phá hàng loạt vụ mùa tại đây. Một loại côn trùng là mọt đục cà phê (Coffee Berry Borer) cũng đang sinh sôi nảy nở rất nhanh. Trong năm 2014, hạn hán ở Brazil đã gây sụt giảm 30% sản lượng tại một vùng canh tác chủ chốt là Minas Gerais. Ở Trung Mỹ trong giai đoạn 2012-2013, bệnh dịch đã làm ảnh hưởng tới phân nửa sản lượng cà phê tại đây, gây thiệt hại 500 triệu USD và làm 350.000 người mất việc.
Cây cà phê là một loại cây rất kén chọn thổ nhưỡng và khí hậu. Chỉ cần nhiệt độ trái đất nóng lên thêm nửa độ, là những vùng canh tác cà phê có thể sụp đổ hoàn toàn. Việc đưa cà phê lên canh tác ở các vùng cao hơn không phải lúc nào cũng là khả thi, và cực kỳ khó khăn cho các nông dân nhỏ lẻ, vốn chiếm 80-90% số người trồng cà phê. Theo phân tích của Viện Khí hậu Úc, nếu thế giới không kiểm soát được việc gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 1,5-2 độ C từ đây cho tới năm 2050 thì một nửa diện tích canh tác cà phê sẽ biến mất. Khi đó, cuộc sống của 120 triệu người đang sống nhờ vào chuỗi cung ứng cà phê sẽ bị xáo trộn hoàn toàn.
Giờ đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã bắt đầu có thể được cảm nhận trong các quán cà phê. Hồi tháng 7 vừa rồi, Starbucks đã bắt đầu tăng giá một số loại cà phê vì giá nguyên liệu đầu vào gia tăng. Xu hướng tăng giá này được dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhà phân tích hàng hóa Harish Sundaresh của Loomis Sayles Alpha Strategies nhận định: “Nguồn cung thu hẹp, thời tiết xấu và nhu cầu tăng cao từ Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tạo áp lực tăng giá lên cà phê”.
Trước tình hình đó, các thương hiệu cà phê lớn như Starbucks, Tim Hortons, Neumann Gruppe và Gustav Paulig đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ những nông dân trồng cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài việc hỗ trợ tài chính để giúp nông dân cắt giảm khí thải carbon, họ còn phát triển các giống cà phê có khả năng thích nghi tốt hơn, và chuyển việc canh tác lên các vùng cao hơn.
Có một nghịch lý khá thú vị là nếu thế giới càng có nhiều khí carbon dioxide (CO2), vốn là tác nhân khiến cho trái đất nóng lên, thì cây cà phê lại càng sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, việc 2 yếu tố này sẽ đối chọi nhau để tạo ra kết quả như thế nào thì vẫn chưa ai biết được.
Theo Nhịp cầu đầu tư
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập701
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm700
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,288
  • Tổng lượt truy cập93,174,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây