Học tập đạo đức HCM

Chuyện nuôi bò sữa ở Evergrowth

Thứ ba - 26/12/2017 02:56
Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Evergrowth, xã Tài Văn, huyện Trần Ðề, Sóc Trăng hiện có 2.222 hộ, nuôi khoảng 6.100 con bò sữa an toàn, cho sản lượng 22 tấn sữa/ngày.

Với vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và nhà tiêu thụ, sự tăng trưởng của HTX cũng đồng nghĩa với việc không ngừng tăng số lượng thành viên, tăng sản lượng sữa và mở rộng địa bàn. Evergrowth đã thật sự mở cho người dân nghèo miền biển Sóc Trăng một hướng đi đúng đắn để làm giàu. 

Kinh tế gia đình anh Khương ổn định nhờ chăn nuôi bò sữa hiệu quả
Kinh tế gia đình anh Khương ổn định nhờ chăn nuôi bò sữa hiệu quả


  

Thành lập chuỗi liên kết 

Anh Phan Minh Hoàng, Trưởng phòng Kỹ thuật HTX cho biết: Evergrowth, tiếng Anh có nghĩa là không ngừng phát triển, là mô hình HTX theo dự án hỗ trợ của Canada, thành lập từ năm 2004 với gần 200 xã viên. Từ xuất phát điểm ở các xã Tài Văn, Viên An, Thạnh Thới A, HTX đã mở rộng thành viên ra các xã như Thành Thới Thuận, Liêu Tú, Viên Bình (huyện Trần Ðề); Huyện Mỹ Tú, Châu Thành, TP. Sóc Trăng…  

Anh Hoàng cho biết thêm, hộ chăn nuôi một con bò hay vài chục con đều được tham gia HTX, nhưng có điều kiện tham gia tổ, nhóm tại địa phương, được sinh hoạt quy chế HTX… Trước khi trở thành thành viên HTX phải ký thỏa ước hợp đồng cung cấp sữa tươi, tuân thủ các quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tham gia HTX thành viên được cung cấp bò giống, tập huấn kỹ thuật, đội ngũ kỹ thuật tư vấn hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi. Kèm theo đó là những chế tài, không tham gia họp định kỳ 3 lần sẽ bị loại khỏi HTX, đặc biệt “những con bò đang điều trị bằng kháng sinh không được bán sữa” và rất chú trọng độ sạch - bẩn của sữa. Nếu phát hiện mẫu sửa bẩn sẽ bị trừ tiền rất nặng. 

“Chất lượng sữa rất tốt và đạt các tiêu chuẩn vì vào HTX bà con đã tham gia chuỗi sản xuất với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng chặt chẽ. Hộ nuôi bò còn phải có đường xe tới nhà, có điện, nước sạch… đảm bảo chất lượng sữa và thời gian vận chuyển. Ðể toàn bộ sản lượng sữa được bao tiêu, từng quy trình sản xuất không được sơ suất”, anh Hoàng nói thêm. 

Tại bảng thông tin của HTX, có cả danh sách dài ghi rõ họ tên những chủ nuôi, mã số con bò mắc lỗi mà kỹ thuật viên đề nghị khắc phục như: Cần đổi khăn lọc sữa, vệ sinh máy vắt sữa kỹ hơn, làm giàn phơi dụng cụ vắt sữa… Những quy định, chế tài HTX không áp đặt mà đều thông qua xã viên đồng ý rồi mới áp dụng, nên bà con tuân thủ rất nghiêm. 

Mỗi hộ tham gia HTX phải 1 triệu đồng nhưng sẽ được cung cấp các dịch vụ trừ dần qua tiền sữa như mua thức ăn, máy vắt sữa, thuốc thú y… tương xứng với sản lượng sữa. Ngoài việc bán sữa với giá ổn định, xã viên còn được tích lũy thặng dư, cuối năm được chia lãi theo tỷ lệ sử dụng dịch vụ, sản lượng sữa cung cấp cho HTX. Mà theo anh Hoàng, tính đến thời điểm này, thành viên được chia lãi cao nhất trên 100 triệu đồng. 

Ruộng cỏ sau hè tươi tốt của gia đình chú Thạch Sol
Ruộng cỏ sau hè tươi tốt của gia đình chú Thạch Sol

  

Anh Thạch Ngọc Khương, xã viên HTX ở ấp An Hòa nói: “Từ khi vào HTX, tuy quy định khắt khe nhưng bà con rất yên tâm vì đầu ra ổn định. Tháng nào xã viên cũng họp trao đổi, bà con phản ánh những cái được và chưa được, HTX ghi nhận, phản hồi ngay. Bên cạnh, còn có các buổi tập huấn theo chủ đề trồng cỏ, làm chuồng trại, kỹ thuật vắt sữa, bệnh thường gặp... Nhờ vậy, bà con chúng tôi có kiến thức, kinh nghiệm hơn”. 

Anh Hoàng giới thiệu các trang thiết bị thu nhận sữa, kiểm tra mẫu sữa hiện đại của HTX Evergrowth
Anh Hoàng giới thiệu các trang thiết bị thu nhận sữa, kiểm tra mẫu sữa hiện đại của HTX Evergrowth

  

Còn vợ anh Khương, chị Thạch Kim Chi đang tắm cho đàn bò cũng phấn khởi khoe: “Từ 2 con bò, giờ đã tăng đàn 17 con. Nay 6 con đang cho sữa, mỗi ngày chừng 80 lít, tính ra thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng. Hồi trước trồng lúa vừa cực mà thu nhập bấp bênh, giờ nuôi thêm bò, kinh tế gia đình rất ổn định”.  

  

Mô hình giảm nghèo bền vững

Tương tự, gia đình chú Thạch Sol, ấp Thanh Nhàn, xã Thạnh Thới A, Trần Ðề chật vật lo cho 6 miệng ăn với thu nhập bấp bênh từ cây lúa, nhờ chăn nuôi bò sữa đã khấm khá hơn rất nhiều. Khoe với chúng tôi đồng cỏ xanh mướt, chú Sol vui vẻ nói: “Tui trồng cỏ tùm lum hết, dọc bờ xáng, sau hè đủ cho bò ăn quanh năm. Tui nuôi bò từ năm 2009 chỉ có 1 con, từ từ bò đẻ, giờ đã được 6 con. Mới vắt sữa 1 con mà nửa tháng tui có 1,5 triệu đồng rồi, mai mốt thêm 2 con cho sữa tui dư bộn à. Thu nhập kinh tế gia đình ngày càng ổn định, chú Sol vui mừng ra mặt ‘nuôi bò khỏe lắm’, bán sữa cho HTX. Có gì không hiểu hay bò bị làm sao chỉ cần ‘alo’ là kỹ thuật viên có mặt liền”. 

Ông Nguyễn Văn Mau, Phó Chủ tịch UBND xã Tài Văn cho biết: Mô hình nuôi bò sữa liên kết trong HTX Evergrowth đóng góp xóa đói giảm nghèo rất lớn và địa phương coi đây là mô hình xóa nghèo bền vững. Hầu hết thành viên HTX là đồng bào Khmer nghèo, đây là điều kiện giúp bà con ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập. Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, HTX bao tiêu sản phẩm cung ứng cho các công ty sữa, nên bà con rất yên tâm sản xuất và tăng đàn. Chúng tôi đánh giá trên địa bàn xã Tài Văn bà con tham gia HTX nuôi bò sữa điều kiện sống nâng lên rõ rệt. Thực tế, mỗi hộ nuôi 2 - 3 con bò đều có thể thoát nghèo bền vững, nếu chỉ nuôi 1 con bò cho sữa thì mức thấp nhất cũng 10 kg/ngày, bán 10.700 đồng/kg, nông dân đã có thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Còn làm 1 công lúa 2 vụ/năm lợi nhuận chỉ hơn 2 triệu đồng. 

Theo thống kê của HTX Evergrowth, hơn 90% thành viên HTX là người dân tộc Khmer và hầu như không ai có sổ hộ nghèo. Bình quân mỗi hộ thành viên có 3 con bò, hộ nhiều nhất 86 con. Nhờ liên kết trong HTX, bà con tận dụng nguồn cỏ ngoài ruộng đồng, lấy công làm lãi, cộng với sự hỗ trợ kỹ thuật bài bản đã giúp cho nhiều hộ nghèo vươn lên khá, giàu. Ðể HTX phát triển bền vững và nông dân có lãi nhiều hơn, thời gian tới, HTX sẽ triển khai ứng dụng khẩu phần ăn hoàn chỉnh cho bò (TMR), nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sữa và an toàn. Hiện nay trung bình một con bò sữa cho khoảng 13 kg sữa/ngày/chu kỳ 10 tháng, nếu theo TMR sẽ tăng từ 16 kg sữa/ngày. Chất lượng đàn bò nâng lên, thu nhập của người nông dân sẽ được tăng lên rất nhiều. 

Giám đốc HTX Nông nghiệp Evergrowth Trần Hoàng An cho biết: Thực tế,giám đốcnhiều năm qua bò sữa không chỉ là vật nuôi xóa đói, giảm nghèo nhanh của nông dân, mà còn mang tính cộng đồng cao, có khả năng phát triển lâu dài, tận dụng được phế phẩm nông nghiệp, đất hoang hóa và đất giồng cát của địa phương để trồng cỏ nuôi bò.

  Nguồn: nguoichannuoi.com


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập808
  • Hôm nay66,395
  • Tháng hiện tại802,505
  • Tổng lượt truy cập93,180,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây