Học tập đạo đức HCM

Cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Chủ nhật - 01/10/2017 21:16
Australia là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới. Gần 20 năm qua, nước này đã đưa đội ngũ nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, kể cả nông dân sản xuất giỏi vào nước ta “yểm trợ” ngành nông nghiệp. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Thượng nghị sĩ Anne Ruston, đồng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia. Thượng nghị sĩ Anne Ruston cho biết:

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng ở địa phương. Tôi và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa ký kết những nội dung, chương trình hợp tác cho nhiều năm tới. Chính phủ Australia quyết định hỗ trợ dự án này 257.000USD, tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững.         

PV: Australia đã hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam khá lâu. Đề nghị bà đánh giá về những vấn đề then chốt của sự hợp tác thời gian vừa qua?

Thượng nghị sĩ Anne Ruston: Hai nước đã cùng phối hợp với nhau thành công gần 20 năm nay, trong khuôn khổ kế hoạch hành động, nhằm phát huy đoạt động đánh bắt cá có trách nhiệm, bao gồm phòng chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) là đơn vị luôn sát cánh cùng các viện nghiên cứu, trường đại học, cộng đồng dân cư của Việt Nam, triển khai nhiều dự án hiệu quả hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức, xây dựng năng lực cho các nghiên cứu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Như các dự án Cải thiện khả năng liên kết thị trường cho nông dân hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam; Nâng cao năng lực sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở phía Bắc Việt Nam; trồng rừng ở miền Trung Việt Nam; Phát triển mô hình lúa - tôm và ứng phó hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long…

Qua những dự án như vậy, giúp đội ngũ khoa học, giảng viên ở các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý, người dân… của Việt Nam có điều kiện tiếp cận những công nghệ tiên tiến và phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững.     

PV: Theo bà, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu sang các nước phát triển ở châu Âu và Mỹ, Australia, Nhật Bản…? 

Thượng nghị sĩ Anne Ruston: Tôi đánh giá rất cao ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt cây ăn trái. Hôm qua, tôi đến thăm một nông trại trồng thanh long tại Cần Thơ. Chuyến thăm để lại ấn tượng mạnh trong tôi về quy trình trồng trọt. Ngày 25-8, một doanh nghiệp của Australia đã ký hợp đồng thu mua thanh long của nông trại này xuất sang Australia. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang Australia đạt giá trị 700 triệu USD. Con số này còn khiếm tốn, bởi Việt Nam là quốc gia nông nghiệp và đã xuất khẩu được các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Người tiêu dùng Australia thích các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và hy vọng tiến trình thương mại của các sản phẩm này vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn. Thương mại song phương Việt Nam - Australia về lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi sẽ bán thịt bò và gia súc cho Việt Nam, còn các bạn sẽ bán các sản phẩm trái cây và sản phẩm đã chế biến sang Australia. Điều này sẽ góp phần tăng cường quan hệ thương mại song phương. Các hàng rào tiêu chuẩn về nông nghiệp của Australia khá cao, đã chấp nhận nhập hàng hóa của Việt Nam, thì các nước khác cũng nhập hàng của các bạn được.

PV: Doanh nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam đang còn nhỏ, làm sao cạnh tranh lại những doanh nghiệp lớn của các nước?

Thượng nghị sĩ Anne Ruston: Hiện nay, Việt Nam đã rất nỗ lực để phát triển nông nghiệp. Tôi sẽ làm đầu mối để đưa các doanh nghiệp của Australia sang Việt Nam hợp tác sản xuất, qua đó sẽ chuyển giao công nghệ canh tác, thu hoạch, chế biến nông sản đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chính các doanh nghiệp của Australia sẽ đưa nông sản sang Australia và các thị trường trên thế giới. Sau một thời gian, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mạnh lên giống như các nước.

PV: Bà đánh giá như thế nào về cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới?

Thượng nghị sĩ Anne Ruston: Nền nông nghiệp Việt Nam cũng giống như nông nghiệp của Australia phải chấp nhận cạnh tranh trên toàn cầu. Vì vậy, người nông dân, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với thách thức, chẳng hạn như hiện tượng biến đổi khí hậu và giá cả hàng hóa liên tục thay đổi. Là người nông dân, bạn phải luôn linh hoạt và nhạy bén, việc kinh doanh có lắm thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội tốt. Theo thông tin tôi nắm được, trong thời gian tới, nhu cầu lương thực và các loại nông sản sẽ tăng lên do dân số tăng nhanh, đây là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới.

PV: Theo bà, ngành nông nghiệp Việt Nam còn những điểm yếu nào cần khắc phục?

Thượng nghị sĩ Anne Ruston: Các hộ nông dân sản xuất còn nhỏ lẻ. Ở Australia, Chính phủ thiết lập khung chính sách lâu dài cho phép nông dân cạnh tranh để làm giàu trên mọi phương diện. Chính phủ cũng giảm thiểu các hàng rào thương mại và đầu tư vào hạ tầng cơ sở (đường bộ, đường sắt), tôi cho rằng, đây chính là những vấn đề then chốt cần chia sẻ với Việt Nam nhằm giúp nông dân cạnh tranh và tăng trưởng trong tương lai.

Công tác quảng bá sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới chưa làm tốt, đất nước các bạn là thiên đường trái cây, cường quốc xuất khẩu lúa gạo, cần xây dựng hình ảnh ở những thị trường quốc tế trọng điểm. Phải làm nhanh và làm mạnh công tác truyền thông nông nghiệp.

Hải Luận/bienphong.com

 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,574
  • Tổng lượt truy cập90,258,967
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây