Học tập đạo đức HCM

Đại gia làm nông nghiệp: “Mật ngọt” và “vị đắng”

Thứ ba - 03/01/2017 10:31
Nông nghiệp được nhận định là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nên nhiều “đại gia” đã bỏ cả nghìn tỷ đồng đầu tư, nhưng không phải ai cũng được hưởng “mật ngọt” mà còn nếm cả “trái đắng”.

“Mảnh đất” màu mỡ

TS Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng: Nền nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành công to lớn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp góp phần quan trọng vào xuất khẩu và cũng là ngành duy nhất có cán cân thương mại dương trong nhiều năm liền. “Với điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, lao động dồi dào, đất đai màu mỡ, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là rất lớn” - ông Thắng nói.

 dai gia lam nong nghiep: “mat ngot” va “vi dang” hinh anh 1

Công nhân thu hoạch rau ở trang trại của VinEco tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.  Ảnh: T.Q

Bộ NNPTNT cho biết, tính đến năm 2015 chỉ có hơn 3.600 DN đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 1% tổng số DN trên cả nước. Đặc biệt, trên 90% trong số đó là DN nhỏ và siêu nhỏ. Nguyên nhân chính khiến DN chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về chính sách đất đai và tín dụng hỗ trợ cho DN.

 

Thực tế cho thấy, để chính sách tam nông (nông nghiệp – nông thôn – nông dân) thực sự phát huy hiệu quả, thì vai trò của nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp (DN) trong mối liên kết 4 nhà là vô cùng quan trọng, đặc biệt là vai trò của DN. Nhìn lại các DN đã và đang rót hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực nông nghiệp có thể thấy, rất nhiều “ông lớn” đã được hưởng mật ngọt.

Đầu tiên phải kể tới “ông lớn” Vinamilk. Nhìn lại quãng đường 40 năm có thể thấy, từ một DN vô danh, thiếu tiền lẫn nguyên liệu, Vinamilk đã trở thành đơn vị có vốn hóa  lên tới hơn 9 tỷ USD - lớn nhất thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay.  Không chỉ khẳng định vị thế là “ông lớn” ở trong nước mà Vinamilk còn “vươn cao”, đưa các sản phẩm có mặt tại hàng loạt quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... Đến nay, Vinamilk đã có 7 trang trại chăn nuôi bò sữa đang hoạt động và 3 trang trại đang xây dựng đều có quy mô lớn.

Ngoài Vinamilk, trong lĩnh vực nông nghiệp cũng còn rất nhiều DN đã thu được “mật ngọt”. Trên sàn chứng khoán hiện có khá nhiều mã cổ phiếu thuộc nhóm ngành nông nghiệp luôn được các nhà đầu tư trong nước quan tâm, lựa chọn như: PHR, DPR, HRC, TRC, SSC, NSC, HRC...  Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán nhà nước,  cổ phiếu ngành nông nghiệp luôn có mức chi trả cổ tức khá cao so với mặt bằng chung, trung bình 25%/năm cũng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư rất quan tâm tới cổ phiếu của DN ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, còn nhiều DN liên quan tới nông nghiệp như cung cấp giống, vật tư, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, phân bón… cho ngành nông nghiệp cũng gặt hái được rất nhiều thành công.

Trái đắng...

Bên cạnh những DN thành công, cũng có những đại gia nếm “trái đắng” khi đầu tư vào nông nghiệp. Trong năm 2016, “ông lớn” gây bất ngờ nhất chính là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), báo cái tài chính hết quý II đã báo lỗ tới hơn 1.000 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ 2015 lãi hơn 900 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính của HAGL, cao su và hợp đồng xây dựng là hai mảng bị lỗ của doanh nghiệp này. Khi HAGL bắt đầu trồng cao su, giá mủ  năm 2008 lên đến 5.000 USD/tấn, còn từ năm 2014 đến nay thường xuyên ở mức dưới 1.500 USD/tấn, gần như bằng hoặc dưới cả giá thành sản xuất. Trong khi đó, chi phí lãi vay 6 tháng đầu năm 2016 tăng 70% so với cùng kỳ, lên 782 tỷ đồng. Ở lĩnh vực thủy sản cũng có nhiều “đại gia” vỡ nợ, phá sản, bỏ trốn sang Mỹ hoặc bị phạt tù, như: Ông Lâm Ngọc Khuân - nguyên Chủ tịch HĐQT Công CP Chế biến thực phẩm Phương Nam, hiện bỏ trốn ở Mỹ sau khi chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng từ các ngân hàng; Nguyễn Thị Thu Sương - nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH An Giang, bị tòa sơ thẩm phạt 20 năm tù vì cùng đồng bọn chiếm đoạt trên 190 tỷ đồng từ các ngân hàng…

Hai “nút thắt” lớn

Đánh giá về những nguyên nhân dẫn tới thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả, lãnh đạo Bộ NNPTNT cho rằng, thời gian qua, chủ trương, chính sách, cơ chế liên tục được hoàn thiện, nhưng xét trên bình diện chung, một số nội dung của chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống và còn vướng mắc trong quá trình triển khai.  DN và nông dân chưa tiếp cận được vốn và có quỹ đất lớn nên chưa hào hứng đầu tư lớn làm nông nghiệp.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chỉ rõ, đất đai và tín dụng là những rào cản chính của DN khi đầu tư vào nông nghiệp. Theo ông Tuấn, về đất đai có đến 63%  số DN được khảo sát kêu là khó khăn, 46% kêu là rất khó khăn; về tín dụng, có đến 70% DN kêu khó khăn khi tiếp cận. Các lĩnh vực khác như bảo hiểm cũng có đến 82,5% số DN chưa tiếp cận được; về KHCN thì có 77% DN kêu là khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách.

Để tháo gỡ “nút thắt” về đất đai, TS Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề xuất, cần thành lập ngân hàng đất để gom đất bỏ hoang hay sử dụng kém hiệu quả, từ đó cho DN thuê lại để có quỹ đất rộng, tập trung cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 

Tác giả bài viết: Thanh Xuân

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,414
  • Tổng lượt truy cập92,038,143
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây