Học tập đạo đức HCM

Đất rừng thành trang trại!

Thứ hai - 21/07/2014 03:51
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có lần nói: “300 công ty nhưng nắm giữ diện tích rất lớn, hiệu quả thấp. Hoạt động của các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp dù đã chuyển đổi rồi, nhưng tôi đi các nơi thấy ngoại trừ một số tập đoàn, tổng công ty như cao su, cà phê có đổi mới, còn lại cơ bản là bình mới rượu cũ chứ chưa có gì thay đổi cả”.

Sở hữu đất chưa rõ chưa đổi mới được

“Hiện vẫn còn khoảng 30% đến 40% các công ty nông, lâm nghiệp (nông, lâm trường quốc doanh) hoạt động không hiệu quả, thua lỗ”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết khi nói về triển khai Nghị quyết số 30 – NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.


Cốt lõi quản lý các công ty nông, lâm nghiệp là siết chặt quản lý đất đai

Thống kê cho biết, hiện 319 công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý gần 2,8 triệu ha đất, nhưng có tới 5% diện tích đang để hoang hóa và có tới 50% diện tích đất chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có những công ty doanh thu chỉ vài tỷ đồng một năm, có công ty chỉ có 1 tỷ đồng vốn điều lệ, thậm chí còn thấp hơn, có công ty lương công nhân chỉ 1 triệu đồng/tháng.

10 năm trước, tháng 6/2003,  Bộ Chính trị cũng đã có Nghị quyết số 28-NQ/TW cũng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của nông lâm trường quốc doanh. Mục tiêu của các Nghị quyết là đổi mới cơ chế quản lý, quản trị công ty, quản lý chặt đất đai, tài nguyên rừng và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, liên kết sản xuất giữa công ty với các hộ dân trên địa bàn…

Thế nhưng sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28, kết quả lớn nhất có thể thống kê là đã giảm số lượng các nông, lâm trường quốc doanh và hầu hết các nông, lâm trường quốc doanh đã chuyển thành các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhưng, không chỉ phần lớn các công ty này đang thua lỗ mà còn nảy sinh các vấn đề khiến dân thì bức xúc, chính quyền địa phương và ngay lãnh đạo công ty cũng đau đầu. Nơi thì xảy ra tranh chấp đất đai giữa nông, lâm trường với dân địa phương, nơi thì đất nông, lâm trường để hoang hóa nhưng dân nơi đó thiếu đất sản xuất, đói nghèo nhiều… Nơi thì dân lấn đất lâm trường, nơi thì đất lâm trường giao khoán bị dân đem bán trao tay… Nơi thì nông lâm trường gọi là giao khoán nhưng thực chất là khoán trắng, phát canh thu tô…

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có lần nói: “300 công ty nhưng nắm giữ diện tích rất lớn, hiệu quả thấp. Hoạt động của các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp dù đã chuyển đổi rồi, nhưng tôi đi các nơi thấy ngoại trừ một số tập đoàn, tổng công ty như cao su, cà phê có đổi mới, còn lại cơ bản là bình mới rượu cũ chứ chưa có gì thay đổi cả”.

Một trong những khúc mắc lớn nhất trong quá trình đổi mới nông lâm trường là vấn đề đất đai, xác định ranh giới để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đất rừng thành trang trại. Xử lý thế nào?

Quanh câu chuyện đất đai, phóng viên TBNH đã đề cập đến 10.000 m2 đất của Phủ Thành Chương vốn là đất rừng phòng hộ thuộc một công ty lâm nghiệp, 13.000 m2 đất trang trại của ca sỹ Mỹ Linh cũng được làm trên diện tích đất vốn để trồng rừng. Hay như ngay gần Hà Nội, 10 triệu m2 đất thuộc CTCP Việt Mông cũng đã được bán trao tay mà 70% số người mua đất đang sống ở Hà Nội. Đây là những trường hợp đất công ty nông, lâm nghiệp giao khoán cho các hộ dân địa bàn và người nhận khoán đã bán trao tay. Trên toàn quốc đã xảy ra không ít những trường hợp này. Vậy, liệu những mảnh đất này có được hợp pháp hóa hay không?

Ông Phạm Quốc Doanh -  Phó trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN cho rằng, cốt lõi đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp là siết chặt quản lý đất đai.

Ông Doanh cho biết, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất đai là nội dung quan trọng trong 4 nội dung của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 30 mà Chính phủ đã đặt ra. Trong đó, đến năm 2015 phải hoàn thành việc chuyển giao đất và hồ sơ đất không có nhu cầu sử dụng, hiệu quả sử dụng thấp, hoang hóa, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai về địa phương quản lý, sử dụng. Kiên quyết thu hồi đất giao lại cho địa phương khi nông, lâm trường không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Ông Doanh cho biết, sẽ có quy định về trách nhiệm của các công ty nông, lâm nghiệp và Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc sử dụng, quản lý đất. Với đất công ty đang cho các tổ chức thuê, mượn thì phải thu hồi, nếu cho hộ gia đình hay cá nhân thuê mà được sử dụng đúng mục đích thì công ty giao khoán cho các hộ này theo quy định của pháp luật. Đất mà tổ chức, cá nhân thuê, mượn của công ty và sử dụng sai mục đích thì công ty giao về cho địa phương giải quyết theo quy định pháp luật về đất đai. Đất đang bị các hộ lấn chiếm, nếu nằm trong quy hoạch của công ty thì công ty giao khoán cho các hộ, nếu công ty không cần sử dụng diện tích đất này thì chuyển giao địa phương xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ông Doanh cũng lưu ý, những trường hợp đất khi giao về cho địa phương thì phải xử lý như thế nào, chứ không phải giao về cho địa phương rồi lại hợp thức hoá thì rất nguy hiểm. Ông nói, đất giao về cho địa phương trước hết phải ưu tiên cho đồng bào, những người không đất, thiếu đất trên địa bàn.

Thứ hai, với người đang nhận giao khoán với công ty, nhưng tất cả những người đang sử dụng đó cũng chỉ được giao đất không thu tiền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. Giao đất không thu tiền sử dụng đất ấy cũng chỉ được cao hơn mức bình quân của dân trên địa bàn. Đây là vấn đề mấu chốt, nếu không được xử lý linh hoạt, cẩn trọng dễ dẫn đến khiếu kiện, mất ổn định chính trị trên địa bàn nông thôn, nếu không cẩn thận họ sẽ tận dụng để hợp thức hoá những cái lâu nay họ làm sai, những cái họ đang cần Nhà nước giao cho địa phương để địa phương cấp lại cho họ.

Các vấn đề khác không khó nhưng riêng vấn đề này cần phải có chính quyền địa phương vào cuộc để rà soát, xử lý tốt mối quan hệ giữa người dân và DN nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển. Nếu nghiêng về bên nào thì sẽ tạo ra sự phát triển lệch lạc.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo: Ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền vào cuộc mạnh mẽ, vận dụng sáng tạo Nghị quyết của Đảng, Chính phủ thì hoạt động của nông, lâm trường ở đó thành công.

Theo thoibaonganhang.vn
 Tags: công ty

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập595
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,182
  • Tổng lượt truy cập93,163,846
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây