Đó là khẳng định của các đại biểu tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” diễn ra chiều 23/7, tại Hà Nội do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết 25 do Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Lý trình bày cho biết: Quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ; là tổ chức chính trị của giai cấp nông dân, các cấp Hội đã phát huy dân chủ, làm tốt chức năng đại diện cho hội viên, nông dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân. Công tác vận động nông dân được các cấp Hội thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả. Phong trào “Dân vận khéo” đã được các cấp Hội triển khai sáng tạo, gắn với các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, với các mô hình cụ thể thiết thực, phù hợp với đời sống, lao động, sản xuất của hội viên, nông dân. Tiêu biểu như: Mô hình “Con đường mang tên Hội Nông dân”, “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, “Chi hội xanh, sạch, đẹp”, “Mái ấm Hội Nông dân”…
Từ việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân đã giúp nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, việc vận động nông dân tham gia vào tổ chức Hội đạt hiệu quả. Trong 5 năm các cấp Hội, đã kết nạp được gần 2 triệu hội viên mới, đưa số hội viên của cả nước lên trên 10 triệu hội viên. Hội viên, nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bình quân hàng năm có 6,2 triệu hộ đăng ký phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 3,55 triệu hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, giúp 790 nghìn hộ nghèo về vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động…
Cùng với đó, các cấp Hội đã tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác nông vận. Các cấp Hội phối hợp tốt với các bộ, ngành, UBND các cấp và Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Hàng tháng, Hội Nông dân các cấp tham gia tiếp dân định kỳ tại các điểm tiếp công dân 122.000 cuộc, nghe phản ánh các nội dung khiếu nại, tố cáo của người dân, đồng thời phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Tại hội nghị các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại địa phương; đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, những cách làm hay trong thực hiện Nghị quyết 25.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Nhị cho biết: Nghị quyết 25 đã tạo động lực để các cấp Hội tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy. Ở Nghệ An, các cấp Hội đã phát huy vai trò chủ động, đồng thời tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng trong công tác chỉ đạo xây dựng củng cố tổ chức; quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ. Với phương châm hướng về cơ sở, lấy lợi ích thiết thực, chính đáng của hội viên làm động lực để đa dạng hóa các hình thức tập hợp, nên ở Nghệ An sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 25 đã có 521.918 hội viên, đạt 86,12%, tăng 14.944 hội viên so với năm 2013. Hội viên nông dân ngày càng gắn bó với Hội, hăng hái tham gia các phong trào thi đua do các cấp Hội Nông dân phát động.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Leo Thị Lịch cho rằng, việc vận động hội viên nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua do Hội Nông dân Việt Nam phát động, trong đó phải kể đến phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu bền vững đã làm cho đời sống của hội viên được nâng cao, ngày càng nhiều triệu phú, tỷ phú nông dân xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
Xác định rõ vai trò của việc nâng cao đời sống của hội viên nông dân, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã tích cực tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân. Qua 5 năm các cấp hội trong tỉnh đã xây dựng 1.756 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để nông dân tham quan học tập, nhân ra diện rộng; xây dựng 178 mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả, 11 mô hình liên kết, hợp tác theo đề án số 07, trực tiếp dạy nghề cho 1.438 lao động, phối hợp dạy nghề cho 20.338 lao động; nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2017 là hơn 37 tỷ đồng, cho vay theo dự án nhóm hộ, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động nông thôn…
Qua các hoạt động cụ thể số hộ đăng ký danh hiệu SXKD giỏi tăng đều theo từng năm. Nếu giai đoạn 2013- 2017, bình quân hàng năm số lượng hội viên, nông dân đăng ký danh hiệu SXKD giỏi các cấp tăng 12.631 hộ/năm. Phong trào đã khích lệ, động viên nông dân vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững; đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về tiền vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Năm 2017 toàn tỉnh đã có 48.870 hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 728 hộ có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm; có trên 120 cánh đồng mẫu. So với giai đoạn 2013 - 2015, số hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 500 triệu đồng/ năm tăng 2 lần…
Đồng chí Leo Thị Lịch khẳng định: Khi đời sống của hội viên nông dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, cơ chế dân chủ được phát huy; vị thế chính trị của giai cấp nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã dành thời gian trao đổi, thảo luận nêu phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo đó Trung ương Hội Nông dân tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục tăng cường vận dụng, cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm và những giải pháp cơ bản đã nêu trong Nghị quyết 25-NQ/TW vào việc xác định chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội Nông dân các cấp trên cả 3 lĩnh vực: Xây dựng Hội; tổ chức triển khai các phong trào thi đua yêu nước của nông dân; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường và củng cố Khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp Hội tăng cường vai trò đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng tại khu vực nông thôn; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội theo hướng thiết thực, gắn với quyền lợi, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, nông dân; đổi mới hình thức tập hợp nông dân; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc trong tình hình mới.
Cùng với đó, tăng cường công tác vận động cán bộ, hội viên nông dân hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp Hội, thực hiện sơ, tổng kết đánh giá kết quả, làm rõ hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề ra những giải pháp trong thực hiện Nghị quyết cho những năm tiếp theo./.
Theo Hoàng Mẫn/cpv.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;