Ngày 5-7, Văn phòng UBND TPHCM cho biết UBND TPHCM vừa có tờ trình HĐND TPHCM ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2018-2020.
Theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 1-4-2008, trong giai đoạn 2008-2011, đã có 1.314 hộ vay vốn xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.
Qua khảo sát 5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), nhu cầu cần xây dựng mới công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi của các hộ dân ngoại thành giai đoạn 2016-2020 là 2.725 công trình, sửa chữa cải tạo là 989 công trình.
Hiện nay, TP đang triển khai thực hiện nâng chất Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện ngoại thành với 19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới, chỉ tiêu về chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh với yêu cầu phải có công trình xử lý chất thải chăn nuôi mới, đảm bảo hợp vệ sinh là một trong các chỉ tiêu cơ bản cần phải đạt được.
Để tiếp tục thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn như là dự án thành phần của Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố, góp phần thực hiện thành công nâng chất Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc ban hành các quy định khuyến khích hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi là vấn đề cần thiết.
Qua rà soát, nhận thấy chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020 về quy định chế độ chi hỗ trợ từ ngân sách, cần thông qua HĐND TPHCM xem xét, quyết định. Do đó, việc ban hành Nghị quyết về hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2017-2020 là cần thiết.
Vì vậy, UBND TPHCM đã trình HĐND TPHCM xem xét, thông qua Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2018-2020.
Cụ thể, điều chỉnh mức vay xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi tối đa để xây mới là 12.000.000 đồng/công trình/hộ; mức vay tối đa để sửa chữa, cải tạo là 6.000.000 đồng/công trình/hộ với thời hạn vay tối đa 36 tháng, lãi suất vay bằng 0%.
Nguồn vốn cho vay từ nguồn ngân sách TP cấp vốn cho Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước để ủy thác sang Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM thực hiện cho vay. Thời gian áp dụng chính sách hỗ trợ kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực thi hành đến năm 2020.
Dự kiến nguồn lực, kinh phí thực hiện giai đoạn 2018-2020 vay vốn để xây mới 2.725 công trình trên 32 tỷ đồng; vay vốn để sửa chữa, cải tạo 989 công trình trên 6 tỷ đồng.
QUỐC HÙNG/ SGGP
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;