Học tập đạo đức HCM

Gia Lai: Tỷ phú trồng ‘lung tung’ sắm xe hơi đi làm trang trại

Thứ hai - 03/09/2018 11:02
Từ một lão nông chân lấm, tay bùn và khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng vốn vay. Tuy nhiên, đến nay ông đã thành tỷ phú của vùng biên giới Gia Lai, mỗi năm thu về từ 3-4 tỷ đồng nhờ trồng xen canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả từ 60ha đất vườn khai hoang…

Từ một lão nông chân lấm, tay bùn và khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng vốn vay. Tuy nhiên, đến nay ông đã thành tỷ phú của vùng biên giới Gia Lai, mỗi năm thu về từ 3-4 tỷ đồng nhờ trồng xen canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả từ 60ha đất vườn khai hoang…

Với 10 triệu đồng vốn vay cách đây hơn 10 năm từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Phan Thanh Sơn (51 tuổi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư tất cả vào 2ha cao su.

“Ngày đầu mới vào vùng đất này, quả thật chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đất đai đã mua được rồi, tuy nhiên toàn bộ chỉ là một vùng đất hoang, cằn cỗi. Hồi đó, hai vợ chồng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và cuối cùng cũng khai phá xong 2 ha đất hoang. Chưa kịp nghỉ ngơi vợ chồng lại phải đầu tư cây giống, chăm sóc tất bật bất cả ngày lẫn đêm. Chờ mãi mới đến hồi thu hoạch, lúc đó mủ cao su được giá nên nguồn thu cũng trở nên dồi dào và dư giả”- ông Sơn nhớ lại thuở khai hoang, lập nghiệp.

Toàn bộ diện tích trong vườn đều được xen canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Ảnh: Trần Hiền

Trả hết nợ ngân hàng, tiết kiệm được ít vốn 2 vợ chồng ông Sơn mạnh dạn đầu tư, tiếp tục mua đất mở rộng sản xuất và mua máy móc về phụ trợ canh tác. Lấy ngắn nuôi dài, ban đầu là cây cao su sau đó đến cà phê, hồ tiêu, điều, chuối và cả cây ăn trái… Từ 2ha cao su khởi nghiệp, tính đến nay, diện tích đất nông nghiệp mà ông sở hữu đã lên đến gần 60ha, đó là chưa kể đến khu vực chờ đền bù từ thủy điện Ia Krel (Đức Cơ).

“Độc canh thì nhàn hạ hơn, không phải tất bật khi thu hái, dịch bệnh nhưng rủi ro lớn. Được giá được mùa thì không nói, nhưng khi mất giá thì mất hết, rồi tiền phân tro, công cán, thuốc thang cũng đến khổ. Còn trồng xen canh thì khác, cây cà phê mất giá thì mình có cây ăn quả, cùng một diện tích đất như nhau nhưng trồng xen canh lại chắc ăn hơn. Bên cạnh đó, xen canh các loại cây công nghiệp với cây ăn quả cũng ít dịch bệnh, năng suất lại cao. Ấy thế nhưng hồi đầu tôi làm thì nhiều người can, ngăn, kêu là tôi trồng “lung tung” thế rồi phát sinh bệnh dịch khó mà dập…”- ông Sơn chia sẻ.

Vườn chuối trong khu trang trại rộng 60ha của ông Sơn mỗi năm mang lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng.

Gần 20 năm gắn bó với nghiệp nông dân, tất cả mọi kinh nghiệm trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đều được ông Sơn đúc kết từ những chuyến đi thực tế. Từ cao su, hồ tiêu, điều, cà phê cho đến các loại cây ăn quả đều được ông trồng xen canh với nhau. Mùa nào thứ nấy, khu vườn của ông Sơn hầu như đều được thu hoạch quanh năm.

“Khi trồng đa canh, xen canh các loại cây, cao su giảm giá đã có tiêu đỡ, tiêu rớt thì có điều kéo lại, quanh vườn tôi cũng xen canh nhiều loại cây ăn quả nên doanh thu khá ổn định. Đa canh, xen canh cũng giúp đất đỡ bị cằn cỗi hơn, ngoài ra còn tạo điều kiện cho người lao động có việc làm quanh năm”- ông Sơn lý giải.

Để đi thăm rẫy, thăm trang trại, quán xuyến công việc, ông Sơn đã sắm xe hơi để tiện cho việc đi lại.

Được biết, từ nhiều năm nay số lao động bình quân trên diện tích đất sản xuất của ông Sơn cứ dao động từ 7 – 10 người. Vào thời gian thu hoạch cây trái thì số lượng tăng lên nhiều hơn, hiện số người lao động thường xuyên làm việc, chăm sóc cây trồng vật nuôi thay ông từ 4-5 người. Mỗi tháng ông Sơn trả 4,5 triệu đồng, bao ăn ở, cơm nước…

Phía cuối vườn, sát nguồn nước nên ông Sơn tận dụng quỹ đất này để trồng chuối. Với 5ha chuối này mỗi năm ông thu về khoảng hơn 100 triệu đồng để mua thức ăn và trả tiền lương cho nhân công. “10 triệu đồng vốn vay ban đầu của gia đình tôi là từ Ngân hàng Chính sách xã hội cả đấy chứ. Không có ngân hàng chắc tôi chẳng dám mạnh tay đầu tư chứ đừng nói đến cơ ngơi bây giờ. Trước đây, vùng đất dọc biên giới này có gì đâu, đất đai cằn cỗi lắm, khai phá xong mà không có vốn đầu tư thì cũng bỏ không à…”- ông Sơn bộc bạch.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,448
  • Tổng lượt truy cập92,044,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây