Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đến thời điểm này thế nào, thưa ông?
Trước bối cảnh giải ngân vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản nói riêng đạt thấp, ngày 8/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
Sau hơn 5 tháng triển khai Nghị quyết 60/NQ-CP, nhìn chung tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 12/2016, hệ thống kho bạc giải ngân vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản mới đạt 68% dự toán, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2015 (giải ngân đạt 75,2% dự toán); vốn trái phiếu chính phủ giải ngân ước đạt 46,6% kế hoạch (cùng kỳ năm 2015 đạt 62,3% kế hoạchdự toán).
. |
Thưa ông, đứng trước thực tế này, KBNN đã có những động thái gì?
Năm nay, giải ngân chậm có nguyên nhân do thực hiện các quy định mới, nên triển khai gặp phải nhiều vướng mắc về hồ sơ, thủ tục, từ khâu thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán, phân cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư…
Để xử lý vấn đề đó, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật; kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công theo tinh thần của Nghị quyết 60/NQ-CP, với mục tiêu phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
Còn đối với KBNN, trong tháng 9/2016, chúng tôi đã tổ chức 2 hội nghị tại khu vực miền Bắc và miền Trung, với sự tham gia của các ban quản lý dự án lớn, cơ quan tài chính, chính quyền địa phương, chủ đầu tư. Tại hội nghị, rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ đã được tháo gỡ kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi cũng chỉ đạo KBNN các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị, trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư, chủ dự án để cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Nhờ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nên giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được đẩy mạnh trong 2 tháng vừa qua.
Nhiều khả năng, năm nay khó hoàn thành kế hoạch giải ngân, nên ngày 29/11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phải gửi Công điện 2144/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016?
Để hoàn thành kế hoạch thì trong tháng 12 phải giải ngân 32% kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách và 53,4% vốn trái phiếu chính phủ. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nên Thủ tướng Chính phủ đã gửi Công điện 2144/CĐ-TTg tới các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với nhiều giải pháp quyết liệt như làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây chậm trễ tiến độ giải ngân; điều chỉnh, cắt giảm vốn đầu tư năm 2016, thậm chí với những dự án giải ngân quá chậm sẽ không bố trí nguồn vốn năm 2017.
Với sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng giám đốc KBNN đã yêu cầu giám đốc KBNN phải sẵn sàng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn để thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xử lý vướng phát sinh mắc đối với từng dự án, đặc biệt là đối với dự án gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp.
Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu KBNN các cấp phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong xác định số liệu đến tới điểm nhất định, tiến hành đối chiếu số liệu kịp thời và giải ngân ngay khi hoàn tất các thủ tục, trong trường hợp chủ đầu tư giải ngân không hết thì phải điều chuyển vốn ngay cho dự án khác.
Chúng tôi đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn, vì vậy, khi nhận được bất cứ hồ sơ thanh toán nào phải thực hiện kiểm soát ngay, tuyệt đối không được để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào mà không rõ lý do; đảm bảo tuân thủ thời gian kiểm soát thanh toán tối đa không quá 4 ngày làm việc đối với các dự án đủ điểu kiện giải ngân.
Nếu chỉ vì phải hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn mà buông lỏng kiểm soát chi thì dễ bị chủ đầu tư lợi dụng để chiếm đoạt vốn đầu tư, thưa ông?
Cả chi thường xuyên lẫn chi đầu tư được kho bạc quản lý rất chặt chẽ. Kho bạc chỉ chi tiền khi khoản chi bảo đảm 4 điều kiện là có trong dự toán; đúng định mức, đơn giá; được thủ trưởng đơn vị phê duyệt và có đầy đủ hồ sơ theo quy định. Đối với dự án, gói thầu phải lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu thì phải tổ chức đấu thầu đúng quy định mới được giải ngân. Chỉ khi chủ đầu tư, đơn vị thụ hưởng ngân sách bảo đảm đủ 4 điều kiện thì kho bạc mới giải ngân. Ngược lại, chỉ cần thiếu 1 trong 4 điều kiện thì chúng tôi đều từ chối giải ngân toàn bộ hoặc một phần của dự án, công trình.
Trong 11 tháng của năm 2016, thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán 84 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng quy định, chủ yếu là áp đơn giá, định mức không chính xác.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã