Học tập đạo đức HCM

Lão ngư thích “đột phá”

Thứ hai - 19/12/2016 05:02
Đến bây giờ, do tuổi già sức yếu nên ông không thể ôm nổi vô lăng điều khiển con tàu đánh bắt xa bờ để chẻ từng đợt sóng ra khơi xa như cách đây vài năm. Nhưng chỉ cần nhắc đến nghề biển là mắt ông chợt sáng lên. Ông là Võ Linh Quyền ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị), người có thâm niên gần 40 năm gắn bó đời mình với nghiệp ngư dân...

Tôi ngồi trò chuyện cùng ông trong căn nhà chỉ cách bến cá (nơi tàu đánh bắt xa bờ gia đình ông thường neo đậu sau chuyến biển) nằm bên dòng sông Hiếu hiền hòa xuôi chảy qua chân cầu Cửa Việt để hòa vào biển cả bao la chỉ chừng chục bước chân.

“Gần 40 năm quăng quật với sóng biển, không ít lần tính mạng kề bên miệng hà bá, nhưng tình yêu với biển vẫn mãnh liệt, không mấy khi tôi bỏ chuyến ra khơi. Giờ ở nhà buồn tay buồn chân lắm, không được ngâm mình trong nước biển, tay không buông cần câu, không hít được mùi cá tươi nữa rồi”, ông Quyền mở đầu câu chuyện. 

 lao ngu thich “dot pha” hinh anh 1

Những mẻ cá đánh bắt về từ biển khơi

Rồi bằng chất giọng hào sảng của ngư dân miền biển, ông kể: “Cách đây 30-40 năm, ngư dân làm nghề biển khổ trăm bề. Không khổ sao được khi phải ra khơi trên chiếc thuyền nan chèo chống bằng tay. Muốn đánh cá phải nhìn sao trời, nhìn sóng biển, hướng chảy của dòng hải lưu để đoán định hướng cá mà thả lưới, thả mồi câu. Tất cả đều phụ thuộc vào kinh nghiệm đi biển mà người thuyền trưởng một đời tích cóp.

Có lẽ trải qua những năm tháng đi biển nhọc nhằn, gian khó ấy nên sau này có điều kiện là tôi vay vốn để đóng mới tàu thuyền, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng làm biển cũng phải tìm cách “đột phá” thì mới giàu lên được. “Đột phá” đầu tiên của ông đó là năm 1997, khi nhà nước có chủ trương cho ngư dân vay vốn để đóng tàu đánh bắt xa bờ. Ông dốc hết số tiền của gia đình tích cóp được cùng với khoản vay vốn nhà nước để đầu tư đóng mới tàu đánh bắt xa bờ với tổng giá trị 1,2 tỉ đồng.

Thời điểm từ năm 1997-2004, các đội tàu đánh bắt xa bờ của cả nước làm ăn “bết bát” nên nhiều tàu nằm bờ, ngư dân không có tiền trả khoản nợ vay nhà nước. Riêng ông cùng đội tàu vẫn trả được khoản nợ gần 700 triệu đồng cho nhà nước. Năm 2005, ông quyết định đầu tư gần 3 tỉ đồng để cải hoán, nâng cấp công suất tàu lên 410 CV, trang bị thêm máy móc, ngư lưới cụ hiện đại cho con tàu của gia đình với quyết tâm bám biển, vươn ra khơi xa. “Bây giờ nghề lưới rê bùng nhùng đang mang lại nguồn thu 200-400 triệu đồng (chưa trừ chi phí) sau mỗi chuyến biển kéo dài 10-15 ngày.

Mùa đánh bắt thủy hải sản cao điểm bằng lưới rê bùng nhùng thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đó cũng là mùa có thời tiết thất thường, sóng to, gió lớn…muốn đánh bắt được nhiều cá, mực phải chủ động di chuyển từ ngư trường này đến ngư trường khác.

Thực tế đánh bắt hải sản đòi hỏi phải có tàu to, máy mạnh mới có thể bám biển dài ngày. Vừa rồi, gia đình tôi đầu tư gần chục tỉ đồng để đóng mới tàu đánh bắt xa bờ có công suất 1.200 CV (loại tàu vỏ gỗ lớn nhất, nhì tỉnh Quảng Trị đến thời điểm hiện tại với chiều dài 23 m, chiều rộng 6,5 m); trang bị nhiều loại máy móc hiện đại như ra đa hàng hải, máy tầm ngư, máy định dạng lưới, bộ đàm, e com…”, ông Võ Linh Quyền cho biết. Còn nhờ cách đây chưa lâu, khi đến tìm hiểu công năng, hiệu quả thực tế của việc trang bị ra đa hàng hải trên tàu đánh bắt xa bờ, các anh ở Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh (cũ) đã giới thiệu ngay ông Võ Linh Quyền.

Khi gặp ông, tôi mới biết tàu đánh bắt xa bờ của gia đình ông trang bị ra đa hàng hải từ năm 2006, thời điểm đó toàn bộ tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh chưa có tàu nào lắp đặt loại thiết bị này. Ông Võ Linh Quyền cho biết, lúc đầu nghe đến ra đa hàng hải, ông cũng không hiểu lắm về công năng sử dụng, cứ nghĩ ra đa hàng hải chỉ dùng cho tàu chở hàng hóa loại lớn, nhưng rồi mấy anh ở Trung tâm Khuyến ngư tỉnh giải thích, hướng dẫn cho ông biết lợi ích, hiệu quả khi trang bị ra đa hàng hải trên tàu đánh bắt xa bờ.

Thấy phù hợp nên ông quyết định lắp đặt. Với số tiền hỗ trợ 25 triệu đồng của Trung tâm Khuyến ngư, năm đó ông mua và lắp đặt ra đa hàng hải với tầm quét 48 hải lý. Sử dụng được khoảng 1 năm, do không thành thạo về kỹ thuật nên ra đa bị hỏng, ông phải tức tốc bù thêm tiền để đổi ra đa mới với tầm quét 38 hải lý (tầm quét ngắn hơn loại trước nhưng hoạt động ổn định, lâu dài hơn).

Còn lợi ích đầu tiên khi lắp đặt ra đa hàng hải trên tàu là khi tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió che khất tầm nhìn trên biển hay đêm tối mịt mù thì thuyền trưởng của tàu vẫn phát hiện được mục tiêu cố định như núi đá, bờ đảo, đất liền hoặc mục tiêu di động như tàu, thuyền cách hàng chục hải lý hiển thị trên màn hình ra đa để lái tàu tránh va chạm. Rồi khi vào cửa lạch gặp trường hợp sương mù dày đặc, thuyền trưởng có thể căn cứ vào dải phao hàng hải hiển thị trên màn hình ra đa để vào bờ an toàn mà không cần phải quan sát đèn hải đăng.

Lợi ích thứ hai là việc quản lý lưới rất thuận tiện. Nếu như trước đây, khi vàng lưới như lưới rê bùng nhùng dài khoảng 10 km thì cứ cách 2-3 km phải có một người ngồi trên thúng chai để canh giữ lưới tránh bị mất cắp, bị tàu lớn đâm phải…Tàu trang bị ra đa hàng hải thì không cần phải làm như vậy, bởi trên dải phao của vàng lưới đã lắp đặt các thiết bị phát tín hiệu phản hồi lại với ra đa lắp trên tàu nên chỉ cần ngồi trên tàu nhìn màn hình ra đa là biết được lưới có bị mất cắp hay khu vực thả lưới có tàu, thuyền khác đi ngang qua hay không.

Nếu có sự cố “bất thường” như tàu khác đi ngang qua khu vực thả lưới…là nổ máy tàu đến ngay để can thiệp và nhiều lợi ích khác nữa. Sử dụng ra đa hàng hải ngoài lợi ích về quản lý lưới, tìm đường vào cửa lạch trong thời tiết xấu thì chính màn hình ra đa luôn đem lại cảm giác như chắp thêm ánh nhìn bao quát cả đại dương cho người thuyền trưởng. Ra đa hàng hải như là “mắt thần” để tàu đánh bắt xa bờ của gia đình ông yên tâm bám biển mà đánh bắt đầy khoang thuyền con cá, con tôm. 

Bây giờ “chức” thuyền trưởng của con tàu đánh bắt xa bờ hiện đại vừa hạ thủy của gia đình ông được trao lại cho người con trưởng là anh Võ Huynh nối dài thêm nhiều chuyến biển. Ông Quyền tiếp tục đảm nhận sứ mệnh tiếp lửa, làm điểm tựa cho lớp con cháu vững tay lái, đưa con tàu vươn khơi, chinh phục biển cả, giữ gìn lãnh hải Tổ quốc. 

 

 
Theo An Phong (Báo Quảng Trị)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay31,995
  • Tháng hiện tại210,562
  • Tổng lượt truy cập90,273,955
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây