Báo cáo tại Hội nghị, Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới (NTM) TP Hà Nội cho biết, tính đến tháng 7/2017, toàn thành phố Hà Nội đã có 255/386 xã (hơn 66%) được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 38 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Trong năm 2017, có 52 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.
Hạ tầng trong xây dựng NTM ngày một khang trang
Theo Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” đã giúp đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Theo đó, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 3,65%.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế có bác sỹ công tác khám chữa bệnh; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại một số huyện đã được nâng lên, như Đan Phượng đạt 80%; Phúc Thọ 80,2%; Chương Mỹ 76%...
Đại diện của Văn phòng Điều phối xây dựng NTM TP.Hà Nội cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố đã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thương mại dịch vụ; hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao.
Đến nay, toàn Thành phố đã có 46 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó một số địa phương có nhiều mô hình như Sóc Sơn (8 mô hình), Thanh Oai (7 mô hình), Thanh Trì (6 mô hình), Quốc Oai (5 mô hình)…
Hà Nội đã hình thành nên một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao. Hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nhân dân như: Chuỗi RAT ỏ HTX rau quả sạch Trúc Sơn, Chương Mỹ,
Chuỗi sản xuất tiêu thụ gà đồi, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, chuỗi sản xuất và tiêu thụ hoa nhài Sóc Sơn, chuỗi sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao tại Ứng Hòa, chuỗi sản xuất tiêu thụ chè an toàn Ba Vì…
Cùng với đó là nguồn lực dành cho chương trình xây dựng NTM tiếp tục được TP quan tâm đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Chính vì vậy, tính từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã bố trí gần 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với quý I/2017.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm phòng thí nghiệm nghiên cứu
của Trung tâm Thụ tinh nhân tạo ứng dụng công nghệ cao tại huyện Gia Lâm.
Các địa phương cũng đã huy động được gần 1,4 nghìn tỷ vốn xã hội hóa cho chương trình xây dựng NTM. Các quận của Hà Nội cũng thực hiện hỗ trợ các huyện gần 150 tỷ đồng.
Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng NTM đã đề ra trong năm 2017, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, là có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp…
Lan Chi/TBDN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;