Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh sáp nhập thôn: Giảm 11.849 người làm, tiết kiệm 84 tỷ đồng/năm!

Thứ tư - 14/12/2016 21:53
Hà Tĩnh bắt đầu triển khai rộng rãi việc sáp nhập thôn, tổ dân phố (TDP) từ đầu năm 2012 theo tinh thần Chỉ thị 09/CT-UBND, ngày 22/3/2012 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều địa phương đã tiến hành việc sáp nhập trước đó. Hơn 4 năm thực hiện, hàng chục ngàn cán bộ thôn được cắt giảm, tiết kiệm ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ đồng.

Nhập thôn, tập trung nguồn lực

Về lại thôn Bùi Xá, xã Phù Việt (Thạch Hà) để tìm hiểu quá trình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, góp phần đưa xã nhà về đích NTM năm 2015, tôi nhận thấy rõ sức mạnh của sự đồng thuận. Trong khuôn viên nhà văn hóa khang trang, Bí thư chi bộ Bùi Quang Minh cho biết: “Thôn được sáp nhập từ 3 xóm Phượng Trại, Tân An và Tân Đình. Việc sáp nhập thôn được người dân đồng tình rất cao. Đến nay, thôn có hơn 210 hộ với gần 830 nhân khẩu, không như trước, có thôn chỉ vài chục hộ. Đông khẩu hơn nên thôn đã làm được hội quán, có nhà xe, nhà vệ sinh, các sân chơi thể thao, hình thành phong trào hiến đất làm đường, có nhà dỡ bỏ cả tường rào gần chục triệu đồng để mở rộng đường thôn”.

ha tinh sap nhap thon giam 11 849 nguoi lam tiet kiem 84 ty dong nam

Nhờ sáp nhập thôn, nhà văn hóa thôn Đồng Bàu (Cẩm Thành - Cẩm Xuyên) khang trang hơn...

Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Hướng kể: “Trước đây, các đơn vị thôn xóm ở Phù Việt khá manh mún. Vì thế, xã đề ra chủ trương sáp nhập thôn. Việc này được tiến hành từ năm 1999. Khi đó, toàn xã có 18 xóm nhưng sau đó nhập thành 5 thôn là Hòa Bình, Thống Nhất, Ba Giang, Trung Tiến và Bùi Xá”.

“Không sáp nhập thôn thì Phù Việt rất khó để về đích NTM, bởi lấy đâu ra nguồn lực mà xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở” - ông Hướng khẳng định.

ha tinh sap nhap thon giam 11 849 nguoi lam tiet kiem 84 ty dong nam

... so với trước đây

Tương tự Phù Việt, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) tiên phong trong sáp nhập thôn từ năm 2009. Cùng Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thành - Dương Danh Hóa “thị sát” nhà văn hóa xóm Đồng Liềm trước đây, tôi thật khó tin trước mắt mình ngôi nhà xiêu vẹo, khoảng 40 m2 lại được gọi là “nhà văn hóa”.

Ông Hóa bảo: “Chỗ này giờ đang làm kế hoạch bán đất, thanh lý công trình để tiếp tục đầu tư”. “Xóm Đồng Liềm cùng xóm Hạ Bàu, Thượng Bàu, Đồng Nương đã nhập thành thôn Đồng Bàu với gần 280 hộ. Năm 2009, xã thực hiện thí điểm sáp nhập xóm Đông Trung và Đông Nam thành thôn Trung Nam; năm 2010, xã xin huyện chủ trương sáp nhập đồng loạt. Từ 19 thôn, nay xã chỉ còn 9 thôn. 3 thôn không sáp nhập là An Việt, Hưng Mỹ, thôn Kênh do tách biệt. Khi chưa nhập, có xóm như Hạ Bàu, Đông Lộ chỉ dưới 50 hộ; nay có thôn gần 300 hộ”.

Giảm 11.849 người và trên 84 tỷ đồng

Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Thành nhẩm tính: Từ 19 thôn xuống còn 9 thôn, cán bộ thôn đã giảm khoảng 100 người, bình quân mỗi năm giảm gần 700 triệu đồng tổng các chi phí. Nhờ giảm đầu mối thôn nên năm 2010, xã đầu tư làm mới 3 nhà văn hóa, nâng cấp 6 nhà văn hóa cũ, góp phần đưa xã nhà về đích NTM. Hiện nay, toàn xã thừa 13 nhà văn hóa cũ, đang lên kế hoạch phân lô bán nền để đầu tư an sinh xã hội.

Bí thư Đảng ủy Dương Danh Hóa phân tích: “Cái được của sáp nhập thôn nhiều lắm. Nhập thôn thì dân số đông hơn nên dễ hình thành các phong trào như thi đua lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, văn hóa - văn nghệ, nhất là các giải đấu thể thao, từ đó, thắt chặt tình đoàn kết, tránh cục bộ như trước. Cùng với quy mô dân số thôn lớn, sức chiến đấu của chi bộ cũng nâng cao hơn. Trước đây, có chi bộ chỉ 5-7 đảng viên, chỉ bầu được 1 đồng chí bí thư chứ không bầu được phó bí thư; nay chi bộ có đến 59 đảng viên như Đông Nam Lộ, 54 đảng viên như Tân Vĩnh Cần nên sinh hoạt chi bộ rất chất lượng”.

 

Tìm hiểu về công tác sáp nhập thôn, được biết, huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Hương Sơn… là những huyện được tỉnh khen thưởng. Theo đó, Thạch Hà giảm 124 thôn, TDP; Hương Sơn giảm 120 thôn, tổ dân phố. Tại Lộc Hà, theo Trưởng phòng Nội vụ huyện Nguyễn Viết Cường: “Số thôn khi chưa sáp nhập vào năm 2012 là 135, đến nay còn 93 thôn; trong đó, 14 thôn dưới 100 hộ sáp nhập. Để động viên cán bộ thôn, ngày 16/10/2012, UBND huyện đã có Quyết định 1972 ban hành đề án hỗ trợ chế độ phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở thôn sau khi sáp nhập”.

Về sáp nhập thôn, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Phi Quang cho biết: “Trước khi thực hiện Chỉ thị 09 của UBND tỉnh, toàn tỉnh có 2.837 thôn, TDP, đến nay còn 2.140 thôn, TDP (giảm 697 thôn, TDP); bình quân mỗi thôn, TDP hiện có 170 hộ, tăng 45 hộ so với trước. Với kết quả này, số làm việc được hỗ trợ phụ cấp tại thôn, TDP giảm 11.849 người”.

Giám đốc Sở Nội vụ cho biết thêm: Ngày 15/1/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 02/QĐ-UBND về điều chỉnh số lượng, chức danh và định mức phụ cấp đối với người làm việc ở thôn, TDP, khuyến khích kiêm nhiệm, theo đó, đã giảm từ 17 người/thôn, TDP xuống còn 11 người, giảm 12.840 người trên toàn tỉnh. Tính chung, ngân sách chi cho cán bộ thôn, TDP giảm hàng năm trên 84 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đang xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện sáp nhập thôn, TDP. Dự tính, năm 2018 sẽ giảm từ 125 - 140 thôn, TDP, còn khoảng 2.000 thôn, TDP.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều xã thu ngân sách chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng. Có nghĩa, 84 tỷ đồng bằng hàng chục năm thu ngân sách ở một số xã. Điều này cho thấy hiệu quả tiết kiệm ngân sách qua sáp nhập thôn, TDP lớn như thế nào.

(Còn nữa)

Theo Mạnh Hà/Báo hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập344
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,793
  • Tổng lượt truy cập92,041,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây