Học tập đạo đức HCM

Hạ du thủy điện Hố Hô thấp thỏm nỗi lo mùa mưa bão

Thứ ba - 26/08/2014 21:04
Mặc dù Nhà máy Thủy điện Hố Hô đã triển khai phương án cảnh báo di dời dân tại các xã vùng hạ du huyện Hương Khê khi có sự cố xẩy ra nhưng hàng ngàn người dân nơi đây vẫn đang phải sống trong cảnh lo lắng, bất an khi mùa mưa lũ về.

 

Hạ du thủy điện Hố Hô thấp thỏm nỗi lo mùa mưa bão
Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ trước ảnh hưởng cơn bão số 11 năm 2013

Nhà máy Thủy điện Hố Hô nằm trên sông Ngàn Sâu thuộc huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), còn lòng hồ và phần hạ du lại thuộc địa phận Hương Khê. Thủy điện Hố Hô được chính thức đưa vào vận hành, phát điện hòa lưới điện quốc gia từ năm 2010 với công suất lắp đặt 14 MW. Vừa đưa vào vận hành thì nhà máy gặp phải sự cố điều tiết nước lũ làm hàng ngàn người dân vùng hạ du rơi vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Sự cố trên là bài học đắt giá cho công tác chủ động phòng chống bão lụt và nhất là vận hành tràn xả lũ của nhà máy trong mùa mưa bão. Việc điều tiết xả lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình nhưng sẽ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Trọng điểm là các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Gia Phố, Hương Trà, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy và một số xã phụ cận thuộc địa bàn huyện Hương Khê. An toàn tính mạng của hàng ngàn người dân và tài sản nằm trong vùng hạ du đang đặt ra yêu cầu cho nhà máy về các phương án cụ thể, đảm bảo công tác phòng ngừa, ứng phó và đặc biệt là sơ tán dân.

Theo ông Nguyễn Trọng Hoài - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, đến mùa mưa bão, điều huyện quan tâm, lo lắng nhất vẫn là đảm bảo an toàn tính mạng cho hàng ngàn người dân vùng hạ du thủy điện Hố Hô. Ngoài các phương án của nhà máy về vận hành, điều tiết xả lũ thì thông tin cảnh báo có ý nghĩa hết sức quan trọng để người dân chủ động di dời khi có sự cố xẩy ra. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân vùng hạ du về kinh nghiệm phòng tránh thiên tai và tập huấn thích nghi với vùng thường xuyên bị lũ lụt được đặt lên hàng đầu. Trước khi nhà máy vận hành mở cửa van xả lũ, người dân và chính quyền địa phương sẽ được cảnh báo bằng còi hú để chủ động phòng tránh và di dời đến nơi an toàn... Để nắm chắc lượng nước ở khu vực hạ lưu, Nhà máy Thủy điện Hố Hô tổ chức lực lượng duy trì chế độ thường trực 24/24h để chủ động điều tiết lũ qua tràn.

Để khắc phục tình trạng đại đa số người dân không nhận được thông tin cảnh báo của nhà máy khi có những sự cố nguy hiểm, năm nay, huyện Hương Khê đề nghị nhà máy triển khai lắp đặt hệ thống còi hú cảnh báo xả lũ để tất cả người dân trong vùng hạ du nhận được tín hiệu, kịp thời ứng phó. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hồ sơ phương án phòng chống bão lụt cho vùng hạ du của Nhà máy Thủy điện Hố Hô năm 2014 và kiểm tra thực tế việc tổ chức thực hiện của nhà máy, huyện Hương Khê vẫn chưa hết lo lắng. Hệ thống còi hú lắp đặt tại xã Phúc Trạch gắn với hệ thống phát thanh xã chưa phù hợp. Qua kiểm tra cho thấy, hiệu lệnh phát ra, người dân trong xã không nhận được thông tin.

Ông Trần Xuân Lý - Chủ tịch UBND xã Hương Trạch cho biết: Còi hú vừa được Nhà máy Thủy điện Hố Hô lắp đặt tại trung tâm xã và đã thử nghiệm nhưng công suất bán kính chỉ khoảng 2 km, trong khi đó, bán kính của xã hơn 6 km. Để minh chứng, sau khi thử còi hú, ông Lý gọi điện cho một số trưởng thôn ở đầu và cuối xã nhưng họ đều bảo không nghe thấy. Mặt khác, trong mùa mưa bão sẽ xảy ra sự cố mất điện nhưng nhà máy chưa có phương án nào để còi hú hoạt động. Việc lắp đặt hệ thống còi hú không đảm bảo yêu cầu đang khiến người dân vùng hạ du tiếp tục sống trong cảnh nơm nớp lo sợ khi mùa mưa lũ đến...

Vùng hạ du thủy điện Hố Hô nằm dọc sông Ngàn Sâu, bao gồm 8 xã. Khi xẩy ra mưa lũ nguy hiểm thì buộc phải sơ tán hơn 2.300 hộ dân với gần 11.000 nhân khẩu. Mức độ ảnh hưởng được chia thành 3 cấp: vùng bị ngập sâu, vùng lũ quét và vùng bị chia cắt. Ông Đinh Hữu Tân - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Trước thực trạng trên, huyện đã chỉ đạo các xã vùng hạ du xây dựng phương án với phương châm “hãy tự cứu mình, gia đình và đoàn kết giúp đỡ nhau khi sự cố xẩy ra”. Để chủ động đối phó, các hộ dân ở đây đều xây chạn để tránh lũ, kê gác tài sản lên cao; dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch và thuốc chữa bệnh... đủ dùng trong mùa mưa lũ. Đồng thời, người dân chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng sơ tán khi có lệnh của chính quyền địa phương. Huyện cũng đã xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ với hàng chục ô tô, ca nô, thuyền máy và các loại thuyền nhỏ trong dân để ứng cứu kịp thời khi xẩy ra sự cố.

HỮU TRUNG
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập659
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,554
  • Tổng lượt truy cập93,149,218
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây