Ảnh minh họa |
Thông tư quy định rõ điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh vay vốn. Theo đó, doanh nghiệp phải thuộc đối tượng được bảo lãnh vay vốn quy định tại Điều 3 Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg; Dự án đầu tư có văn bản chấp thuận cho vay của ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và xác định là dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án và được đầu tư toàn bộ vào tài sản cố định, nguồn vốn này phải được phản ánh trên báo cáo tài chính tháng hoặc quý gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đề nghị bảo lãnh và cam kết sử dụng vào dự án.
Đồng thời, tại thời điểm đề nghị bảo lãnh doanh nghiệp không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Bảo lãnh tối đa không quá 85% tổng vốn đầu tư dự án
Về phạm vi bảo lãnh vay vốn, Thông tư nêu rõ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại nhưng tối đa không vượt quá 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án, không bao gồm vốn lưu động.
Bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay. Trong đó, nghĩa vụ trả nợ gốc là khoản nợ gốc đến kỳ hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng hoặc theo hợp đồng tín dụng điều chỉnh thuộc phạm vi bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển mà doanh nghiệp không thanh toán hoặc không thanh toán được hoặc thanh toán không đầy đủ theo nghĩa vụ nợ đã cam kết và khoản nợ này đủ điều kiện để Ngân hàng Phát triển trả nợ thay;
Nghĩa vụ thanh toán nợ lãi của khoản vay là số lãi phát sinh (không bao gồm lãi phát sinh trên lãi chậm trả) tương ứng với số nợ gốc theo hợp đồng tín dụng hoặc theo hợp đồng tín dụng điều chỉnh đã ký kết giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vay vốn thuộc phạm vi bảo lãnh và được Ngân hàng Phát triển chấp thuận trả nợ thay.
Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam trả nợ thay, doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam và doanh nghiệp ký hợp đồng nhận nợ bắt buộc trong đó quy định cụ thể thời hạn, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc và nội dung khác có liên quan phù hợp quy định.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp quyết định thời hạn trả nợ bắt buộc. Lãi suất nhận nợ bắt buộc bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn áp dụng đối với tổ chức kinh tế của ngân hàng thương mại nhận bảo lãnh đối với khoản cho vay cùng kỳ hạn tại thời điểm nhận nợ bắt buộc.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6/2014.
Thu Nga
Nguồn baodientuchinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã