Học tập đạo đức HCM

Hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ tư - 27/07/2016 10:55
Hỗ trợ phát triển các mô hình, công nghệ sản xuất; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC); xúc tiến hợp tác phát triển thị trường tiêu thụ… là những nhiệm vụ trọng tâm mà Ban điều hành chương trình nông nghiệp UDCNC đã thực hiện xuyên suốt trong thời gian qua.
t4.jpg
 
Dịch vụ máy cuốn rơm giúp nông dân tiết kiệm 22% chi phí thu gom rơm
 
Tập trung ứng dụng công nghệ
 
Từ khi Nghị quyết 09-NQ/TU ban hành, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiều đề tài, dự án, mô hình KH&CN nhằm đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng UDCNC vào sản xuất và đời sống. Theo Phó Giám đốc Sở KH&CN Đinh Thị Việt Huỳnh, trong lĩnh vực thủy sản, đã xác định được tác nhân gây bệnh và xây dựng được 4 quy trình phòng, trị bệnh trên cá lóc và lươn đồng (quy trình sinh sản nhân tạo và thuần dưỡng lươn tự nhiên). Bên cạnh đó, đã thành công với quy trình sản xuất “2 vụ tôm-1 vụ lúa”, tổng thu nhập trên 150 triệu đồng/héc-ta/năm. Từ đó, đã góp phần giúp bà con nông dân đa dạng hóa mô hình nuôi, nâng cao năng suất và lợi nhuận. Bằng việc phát triển, nhân rộng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo theo phương pháp mới, hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi bê, góp phần phát triển đàn bò lai hướng thịt phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng ở nông hộ, trang trại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc cung cấp trên 1,5 triệu cây giống cho thị trường, đó là thành công của mô hình sản xuất giống cây rau CNC ở An Phú, Tân Châu, Chợ Mới… 
Song song đó, Trung tâm Công nghệ sinh học đã tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trong đó, đã cung cấp cây con, giống cấy mô sạch: Chuối laba, hoa chuông, lan kim tuyến, cúc đại đó… cho một số địa phương, như: TP. Long Xuyên, Thoại Sơn, TP. Châu Đốc, Tân Châu. Ngoài ra, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã cung cấp trên 100.000 bịch phôi giống nấm (bào ngư, linh chi), cà chua gốc ghép… góp phần phát triển các nhóm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC trên toàn tỉnh.
 
Hiệu quả mang lại
 
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng UDCNC đã phát huy hiệu quả, giúp nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp (các mô hình lúa giống, lúa chất lượng cao, rau màu an toàn, nấm ăn-nấm dược liệu…). Bên cạnh đó, các dịch vụ phục vụ nông nghiệp ngày càng gia tăng. Việc sản xuất, chế biến các sản phẩm mới từ phụ phẩm nông nghiệp, như: Rơm, trấu, phân bò… cũng ngày càng phát triển, phục vụ ngược lại cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất phân bón, chế phẩm vi sinh, trồng nấm,… Đây là cách làm góp phần giảm ô nhiễm môi trường và giúp nông dân cải thiện thu nhập.
 
Theo Sở KH&CN, bằng việc phát triển các mô hình dịch vụ và công nghệ sản xuất liên quan đến cơ giới hóa, tự động hóa, phát triển hệ thống tiết kiệm điện, nhà lưới, nhà màng, màng phủ, đã giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm thất thoát sau thu hoạch, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm rất đáng kể… Tựu chung nhất vẫn là giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, lấy được niềm tin của người tiêu dùng Việt, góp phần nâng cao vị thế của người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện các nhóm sản phẩm lúa, gạo, rau màu, thủy sản, chăn nuôi, cây lược liệu, cây ăn quả, hoa, cây kiểng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về quy hoạch, hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, các sản phẩm an toàn chất lượng. Ngoài ra, việc hỗ trợ về ưu đãi tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là về tài sản thế chấp, bảo lãnh vay… Đặc biệt, vốn đầu tư cao, thu hồi vốn chậm mà việc các sản phẩm an toàn, không an toàn của nông dân chưa có khác biệt về giá cả thu mua, điều này sẽ rất khó để khuyến khích nông dân ứng dụng CNC vào sản xuất…
 
Thời gian tới, phải kiên quyết hơn nữa trong sản xuất sản phẩm nông sản an toàn. Đồng thời, cần có sự nghiên cứu toàn diện hơn về thị trường xuất khẩu của nông sản An Giang sang một số thị trường chủ lực với những sản phẩm: cá, gạo, xoài, rau màu… Đẩy mạnh hỗ trợ thu hút đầu tư với các doanh nghiệp chế biến, sơ chế, bảo quản các mặt hàng nông sản và các doanh nghiệp nông nghiệp UDCNC…
Theo Báo An Giang
 Tags: phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập416
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm413
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại194,102
  • Tổng lượt truy cập90,257,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây