Học tập đạo đức HCM

Lão nông làm máy chế biến "nữ hoàng quả khô" mắc ca

Thứ năm - 16/07/2015 04:45
Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.

Ông Trị bên chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca.

Ông Trị cho biết: “Thời gian gần đây, thấy người dân Tây Nguyên trồng thí điểm thành công cây mắc ca, đặc biệt khi Ban chỉ đạo Tây Nguyên có nhiều chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ nhà nông trồng mắc ca, đưa loại cây này thành một cây trồng chủ lực của vùng, tôi đã suy nghĩ mình phải tạo ra các loại máy chế biến để sau khi bà con mình khi thu hoạch có thể chế biến thành thương phẩm ngay. Như vậy thì giá trị của quả mắc ca mới đẩy lên cao, sản phẩm cũng dễ tiêu thụ hơn.
 

Do có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sáng chế máy nông cơ nên quá trình sáng chế, lắp ráp hệ thống máy chế biến quả mắc ca đối với ông không khó. Ông Trị chia sẻ: “Từ lúc có ý tưởng đến lúc triển khai thực hiện và hoàn thành máy tách vỏ xanh mắc ca chỉ mất đúng nửa tháng. Còn máy tách vỏ cứng hạt mắc ca và máy sấy đang được triển khai thực hiện và chỉ trong khoảng hơn một tuần nữa sẽ hoàn thành”.

 

Cơ chế hoạt động của máy tách vỏ xanh quả mắc ca cũng khá đơn giản: Khi quả được cho vào phễu, bật cầu dao điện, mô tơ sẽ chạy sẽ kéo guồng xoay bên trong hoạt động, quả mắc ca từ từ trên phễu chảy xuống những guồng xoay có nhiều lá xoắn, khi quay sẽ tạo ra ma sát để tách lớp vỏ ngoài, sau đó cả vỏ và hạt cùng được đẩy ra bộ phận sàng, tách biệt lớp vỏ và hạt đi ra hai lối khác nhau.

Máy bóc vỏ ngoài quả mắc ca của ông Trị có kết cấu gọn nhẹ, dễ di chuyển, phù hợp với mô hình sản xuất hộ gia đình, công suất 3 tạ quả/giờ. Tất cả các bộ phận của máy đều được ông sáng chế từ các thiết bị sản xuất trong nước. Sau khi lắp ráp xong, ông đã đem máy đến một số gia đình trồng mắc ca tại huyện Lâm Hà, Đơn Dương cho chạy thử. Kết quả máy hoạt động rất tốt, tất cả các quả đều được bóc sạch lớp vỏ, bất kể quả to hay nhỏ.

Ông Trị chia sẻ thêm: “Sở dĩ tôi quyết định chế tạo máy công suất vừa phải, là để phù hợp với mô hình sản xuất mắc ca hộ gia đình, bởi mắc ca là cây mới được đưa vào trồng, bắt đầu phổ biến tại Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Vừa làm vừa thử nghiệm, khi nào người dân trồng loại cây này phổ biến, quy mô hơn, nhu cầu sử dụng máy cao hơn, tôi sẽ cho nâng cấp dây chuyền bóc, tách, sấy mắc ca lên quy mô lớn hơn. Hiện mỗi chiếc máy tách vỏ hạt mắc ca được bán ra thị trường với giá chỉ khoảng 14 triệu đồng”.

Hiện nay ông Trị đã nhận được khá nhiều hợp đồng của nông dân đặt hàng sản xuất dây chuyền bóc, tách vỏ và sấy khô quả mắc ca.

 Ông  Lê Thanh Trị được mệnh danh là “vua sáng chế” vì  đã cho ra đời 28 loại máy nông cơ phục vụ trên khắp đồng ruộng việt Nam, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (Malaysia, Thái Lan, Indonesia…). Các sản phẩm của ông trị đạt gần 20 giải thưởng về cơ khí trong nước và khu vực ASEAN.  
 Nguồn: danviet

 Tags: mắc ca, tách vỏ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,473
  • Tổng lượt truy cập93,230,137
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây