Học tập đạo đức HCM

Cây “chủ lực” giúp nông dân thoát nghèo bền vững

Chủ nhật - 19/07/2015 10:56
Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền huyện Phục Hòa tập trung chỉ đạo nhân dân nâng cao năng suất, chất lượng cây mía nguyên liệu bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mía đã trở thành một trong những cây công nghiệp chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.

Chúng tôi đến xã Đại Sơn, một trong những vùng trọng điểm trồng mía của huyện Phục Hòa. Đồng chí Triệu Thị Thiều, Bí thư Đảng ủy xã Đại Sơn cho biết: Từ nhiều năm nay, nhận thấy trồng mía đem lại thu nhập cao hơn trồng ngô, lúa nên nông dân xã Đại Sơn đã chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa sang trồng mía. Cây mía đã trở thành cây giảm nghèo và làm giàu của nhiều hộ nông dân trên địa bàn. Vụ mía 2014 - 2015, toàn xã trồng 600 ha, năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha, sản lượng ước đạt 35.750 tấn, thu nhập từ cây mía trung bình khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha. Đến vụ mía năm 2015 - 2016, diện tích mía của xã tăng lên 650 ha. Từ trồng mía nguyên liệu, nhiều hộ dân có thu nhập 80 - 100 triệu đồng/năm, tiêu biểu như các hộ: Phan Văn Cường, xóm Rằng Kheo; Đàm Văn Niềm, xóm Cốc Phường; Nông Quyết Thắng, xóm Bản Mầy…

 
Nông dân huyện Phục Hòa hoạch mía nguyên liệu.

Ông Hoàng Quốc Tạo, xóm Đoỏng Lèng, thị trấn Tà Lùng chia sẻ: Vụ mía 2014 - 2015, tôi trồng 8.000 m2 mía. Nhờ được đầu tư, chăm sóc kỹ nên năng suất hơn 85 tấn/ha, thu hoạch gần 70 tấn mía bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, trừ chi phí đầu tư (bình quân 15 triệu đồng/ha) còn được 42 triệu đồng. Vụ này, tôi sẽ đầu tư mua sắm máy móc để sản xuất, vừa giảm chi phí nhân công, vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây mía. 

Không chỉ gia đình ông Tạo mà cây mía đã trở thành cây thoát nghèo cho hàng nghìn hộ nông dân trên vùng đất này. Nhờ mía, nhiều gia đình đã xây nhà, sắm xe và nhiều vật dụng đắt tiền phục vụ sinh hoạt trong gia đình…

Theo ông Đinh Văn Tần, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phục Hòa cho biết: 9/9 xã, thị trấn của huyện đều tham gia trồng mía. Nhưng diện tích mía tập trung chủ yếu ở các xã: Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng và thị trấn Tà Lùng, thị trấn Hòa Thuận... Những năm trước đây, người dân chưa chú trọng đầu tư thâm canh, chưa áp dụng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, chủ yếu dùng phân hóa học, giống mía cũ..., nên năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 50 tấn/ha, chất lượng mía thấp. Việc luân canh, xen canh với một số loại cây trồng khác để cải tạo, tăng độ phì  nhiêu cho đất còn hạn chế.

Trước thực trạng trên, Huyện ủy đã xây dựng Kế hoạch 03-KH/HU, ngày 25/1/2011 về nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu giai đoạn 2011 - 2015. Huyện thành lập Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng mía, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, tăng thu nhập cho người trồng mía. Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng một số mô hình trồng mía canh tác bằng máy cày nhỏ, che phủ ni lon, sử dụng thuốc trừ cỏ, trồng xen canh, thâm canh; huy động lồng ghép các nguồn vốn tu sửa đường nội vùng, tạo thuận lợi trong quá trình vận chuyển mía nguyên liệu. Phối hợp Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng xây dựng bổ sung kế hoạch phát triển tổng thể mía nguyên liệu, mở rộng thêm 2 xã Triệu Ẩu, Tiên Thành. Đến nay, diện tích mía nguyên liệu của huyện có trên 2.000 ha, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra là 400 ha.
Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng đầu tư hàng chục tỷ đồng cung cấp mía giống, phân bón, thuốc trừ cỏ, ni lon, máy cày nhỏ cho nông dân tham gia trồng mía. Trong 2 vụ mía 2013 - 2014, 2014 - 2015, Công ty đã đầu tư gần 30 tỷ đồng cho nông dân ứng trước hơn 2.000 tấn mía giống, thanh toán tiền sau khi bán mía; hỗ trợ cho vay không tính lãi hơn 4.000 tấn phân bón các loại; hỗ trợ thuốc trừ cỏ; ni lon che phủ và 139 máy cày nhỏ... Ngoài sự đầu tư của Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, các hộ trồng mía tự đầu tư 1.400 máy làm đất các loại… Nhờ đó, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng lên 65%, vượt mục tiêu Đại hội đề ra. 

Sau 4 năm triển khai kế hoạch của Huyện ủy về nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu giai đoạn 2011-2015 đã làm thay đổi cơ bản vùng sản xuất mía nguyên liệu. Người dân bước đầu quan tâm và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, trên 99% diện tích đã sử dụng các loại giống mía mới, diện tích, năng suất, sản lượng mía đã được cải thiện. Các giống mới sau khi đưa vào canh tác rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất được triển khai, nên năng suất mía nguyên liệu tăng bình quân từ 60 tấn/ha đầu nhiệm kỳ lên 65 tấn/ha vào cuối nhiệm kỳ. Đa số các hộ trồng mía đã sắm được xe máy, ti vi, nhiều nhà mua được ô tô vận chuyển mía, máy cày phục vụ sản xuất. Năm 2011, Phục Hòa chỉ có 24 hộ có thu nhập bình quân 100 - 150 triệu đồng từ trồng mía, đến năm 2014 đã tăng lên 80 hộ.

Chủ tịch UBND huyện Phục Hòa Đinh Bế Hoan khẳng định: Việc trồng mía đã đem lại hiệu quả thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển, bộ mặt nông thôn vùng trồng mía đã thay đổi rõ rệt, các xóm trồng mía cơ bản không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo giảm, cây mía thực sự là cây giảm nghèo, tạo thu nhập, giúp bà con nâng cao cuộc sống. Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng quy trình trồng, chăm sóc mía, đưa một số giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào thay thế giống mía cũ thoái hóa. Phối hợp Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng xây dựng, thực hiện các chính sách khuyến khích người dân sản xuất mía nguyên liệu; đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường nội vùng phục vụ vận chuyển mía.          

Theo baocaobang.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,579
  • Tổng lượt truy cập93,234,243
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây