Học tập đạo đức HCM

Mãn nhãn ngắm rau củ quả rực sắc tím

Thứ năm - 08/01/2015 02:44
Su hào, ổi, súp lơ thay vì khoác lên mình "bộ cánh" màu xanh duyên dáng; cà chua thay vì đỏ rực; nhãn, khoai tây thay vì trắng hay vàng... thì lại diện "áo" mới màu tím đầy mới lạ.
 
1. Su hào tím
 

Những ngày vừa qua, su hào tím - một trong những loại rau quả độc đáo vừa xuất hiện trên thị trường Việt Nam khiến nhiều người tiêu dùng trở thành những người đi "săn" hạt giống của loại củ này về để trồng.

Với hình dáng bắt mắt, ăn ngọt, su hào tím được cho là loại củ có giá trị dinh dưỡng cao, là mặt hàng lạ mới du nhập nhưng chiếm được tình cảm lớn của người tiêu dùng. Khác với giống thường, su hào tím có vỏ, củ, cọng lá và gân lá đều màu tím.

2. Cà chua tím
 

Cà chua tím được coi là một “siêu thực phẩm” mới nhất để tung ra thị trường, với nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe.


Tuy màu sắc nhìn không hấp dẫn bằng cà chua đỏ nhưng chúng có vị rất ngon và quan trọng là rất giàu chất chống oxy hóa. Cà chua tím được các nhà khoa học người Mỹ lai tạo, có Anthocyanin - một loại biệt dược có khả năng chống lại các bệnh tiểu đường và béo phì. 

3. Nhãn tím
 

Nhãn tím là một sản phẩm đột biến gene do nông dân Trần Văn Huy (ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) phát hiện rồi chiết cành, nhân giống cách đây hơn 10 năm.


Suốt 10 năm, gia đình ông Huy trồng và nhân giống cây nhãn tím này theo kiểu “ăn chơi” và chưa chú ý đến việc bán ra thị trường.

Giống nhãn này được biết đến khi mới đây, chính quyền địa phương đề nghị ông đem 5kg nhãn tím đến trưng bày ở Khu du lịch Mỹ Phước (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) trong dịp Tết Đoan ngọ và khoảng 6kg dự thi trái cây ngon trong hội chợ tại huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre).

4. Súp lơ tím
 

Với mục đích đem đến cho con người những sản phẩm rau củ an toàn và bắt mắt, ông Andrew Burgess - một nông dân sống tại thành phố Peterborough, Anh đã cho ra mắt loại súp lơ tím.


Súp lơ tím được đánh giá là có màu sắc bắt mắt hơn lại chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với loại thông thường.

5. Khoai tây tím

Một giống khoai tây màu tím độc đáo đã được các nhà lai tạo tại thành phố Ekaterinburg, Ural, Nga nuôi cấy thành công. Nhìn bề ngoài khoai trông giống củ cải đường, nhưng bên trong có vị khoai tây rất thông thường.

Màu tím lạ lẫm thu được nhờ việc nhân giống với các loại khoai hoang dại. Khi được nấu chín, thân củ khoai vẫn giữ sắc màu bắt mắt này.


Giống khoai mới  ít tinh bột hơn so với khoai tây thường gặp. Vì thế mà củ khoai có màu tím. Đổi lại, chúng chứa hơn ba lần hàm lượng vitamin C và hơn bốn lần các chất chống oxy hóa. Đây cũng chính là các chất làm chậm quá trình lão hóa.

6. Ngô nếp tím

Bắp tím (tên khoa học là Zea mays L.) từ lâu được người dân ở dãy Andes, Peru chiết xuất lấy màu thực phẩm và làm đồ uống. Khác với giống bắp thuần hạt tím, loại bắp tím nếp dẻo hiện trồng ở Việt Nam là giống bắp lai, gồm hai màu tím trắng xen lẫn, có xuất xứ từ Thái Lan, được lai tạo giống nhằm cải thiện năng suất và phù hợp nhiều loại đất trồng.

 

 


Hạt ngô nếp tím Fancy 111 giàu các chất chống oxy hóa, axit amin, axit béo và Vitamin B3, B9. Do đó ngô tím Fancy 111 được xem là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời phòng ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, lão hóa, tiểu đường.

Với vẻ bề ngoài bằng màu tím bắt mắt cùng với những đặc điểm giá trị dinh dưỡng nổi bật, ngô nếp tím Fancy 111 thu hút sự chú ý của nhiều du khách tham quan tạo Hội chợ triển lãm cây giống nông nghiệp TP.HCM (diễn ra từ 26 29.6.2014).

7. Ổi tím

Gần đây, sự xuất hiện của một giống ổi lạ, có màu tím cả vỏ và phần lõi bên trong thu hút khá nhiều sự chú ý của các bà nội trợ. Với tâm lý tự trồng cây để có thực phẩm sạch, lại có thêm cây xanh cho không gian sống, nhiều người tò mò về giá ổi tím kỳ lạ ở Hà Nội và kháo nhau mua ổi lạ về trồng.
 

Ổi tím lạ mắt ở màu sắc đặc trưng của hoa, trái, lá, rễ cây… khiến nhiều người tò mò lùng mua, vừa trồng lấy trái vừa làm cảnh.

 

 
(Nguồn tin:Dân Việt)  
 

 Tags: thay vì

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay44,271
  • Tháng hiện tại952,361
  • Tổng lượt truy cập92,126,090
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây