Học tập đạo đức HCM

Mô hình nhà máy giúp nông dân kiếm lời tiền tỷ

Chủ nhật - 21/09/2014 04:23
Nhờ kết hợp làm ăn với doanh nghiệp, nhiều nông dân đã không còn cảnh con trâu đi trước - cái cày đi sau mà đã trở thành công nhân thực thụ.

Trên bản đồ lúa gạo thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu với hơn 6,6 triệu tấn xuất khẩu năm 2014. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Oxfam, thu nhập của người trồng lúa tại Việt Nam rất thấp.

Ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước, thu nhập trung bình của người nông dân chỉ đạt 535.000 đồng một tháng, bằng một nửa mức lương tối thiểu, dẫn đến một bộ phận không nhỏ nông dân bỏ ruộng lên thành phố, làm việc tại khu công nghiệp để kiếm thu nhập khá hơn.Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hồi tháng 8/2013 cũng chỉ ra trung bình mỗi tỉnh diện tích ruộng "để không" lên tới 100 hécta.

thong-doc-9674-1410856696.jpg

Thống đốc Nguyễn Văn Bình làm việc với lãnh đạo công ty Tiến Nông để tháo gỡ khó khăn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Hồng Phong - Tổng giám đốc Công ty Công nông nghiệp Tiến Nông quyết định xây dựng mô hình kinh doanh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giúp người lao động vốn chân lấm tay bùn tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thậm chí không cần tự tay cày cấy cũng có thể có thu nhập. "Chúng tôi đầu tư vào mô hình này cũng nhằm tìm câu trả lời liệu đầu tư vào nông nghiệp có thành công hay không", ông Phong chia sẻ.

Theo đó, công ty lên kế hoạch tạo lập quỹ đất nông nghiệp khoảng 10.000 hécta từ việc ký thỏa thuận thuê đất với nông dân trên địa bàn. Tổng vốn đầu tư cho dự án gần 200 tỷ đồng, trong đó 70% là vay ngân hàng. Sau khi có quỹ đất và vốn lưu động ban đầu, Tiến Nông sẽ xây dựng mô hình sản xuất chuỗi khép kín, từ làm đất cho đến khi ra sản phẩm, đem tiêu thụ ngoài thị trường và người nông dân có thể tham gia vào những khâu này.

"Mô hình tích tụ ruộng đất nhằm mục tiêu hạ giá thành để người nông dân có thu nhập cao hơn và những hộ không có đất cũng có thể làm ăn. Phía doanh nghiệp cũng được hưởng lợi vì không tốn chi phí lớn cho đất đai”, ông Phong nói

Theo tính toán của công ty, giá lúa trên thị trường đang là 3.600 - 4.000 đồng một kg thóc, song Tiến Nông đặt mục tiêu giảm xuống 3.000 đồng, tương đương giảm khoảng 20% giá thành. Đầu ra được công ty nhắm đến là các thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Dubai... "Tôi đi hội chợ quốc tế ở nhiều nước thì thấy sự xuất hiện của gạo Việt Nam rất ít, là một sự thua thiệt lớn cho quốc gia có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới như Việt Nam", vị lãnh đạo này phát biểu.

Ước tính, lợi nhuận công ty thu được sẽ khoảng 2.400 đồng một kg thóc trên 1 hécta, tương đương tổng lợi nhuận cả dự án khoảng 16 tỷ đồng. Con số này sẽ được chia theo tỷ lệ cho nông dân và doanh nghiệp.

Nhờ đó, nông dân vẫn giữ được đất đai và có thu nhập ổn định, còn doanh nghiệp cũng có lợi nhuận. Thậm chí, với những gia đình không thể canh tác trực tiếp, cuối vụ họ vẫn có thể nhận được tiền lời từ số đất cho công ty thuê, góp phần giảm diện tích ruộng bỏ hoang tại các địa phương.

Ông Phong cho biết năm ngoái công ty đạt tỷ suất lợi nhuận 20% trên vốn chủ sở hữu. "Tiến Nông đang phấn đấu đưa người nông dân chân lấm tay bùn trở thành người công nhân hiện đại tiếp cận máy móc, nâng cao năng suất lao động. Công ty cũng hoan nghênh người nông dân tham gia góp cổ phần, trở thành người chủ thực sự tại mỗi dự án họ tham gia", ông cho hay.

Nhận định về mô hình hợp kinh doanh trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong chuyến làm việc tại Thanh Hóa cùng đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã đánh giá cao ý tưởng đưa người nông dân trở thành công nhân. "Trước đây nông dân thường gắn với hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau, nhưng nay họ được ngồi lên máy, làm cho cả làng, cả doanh nghiệp chứ không riêng ruộng nhà mình. Sản xuất từ đó cũng chuyển từ manh mún sang quản lý như doanh nghiệp", Thống đốc nói.

Không chỉ vậy, mô hình này cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp theo đề án của Chính phủ. Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết Việt Nam đang có khoảng 70-80% lao động tập trung ở nông thôn nhưng chỉ đóng góp 20% trong GDP. Trong khi đó, ở Hà Lan, nông dân chiếm 2% lực lượng lao động nhưng tạo ra tới 40% GDP.

"Việt Nam còn rất nhiều room để phát triển nông nghiệp. Chúng ta không cần đạt ngay trình độ cao như Hà Lan, chỉ cần 10% lực lượng lao động tạo ra 20% GDP là tốt rồi. Nhưng nếu không có mô hình liên kết trên, không bao giờ có kết quả như vậy", vị tư lệnh ngành khẳng định.

Quyền Tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tiết Văn Thành cũng đánh giá mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp sẽ là hướng đi lâu dài cho ngành và tạo điều kiện mở rộng sản xuất trong thời tới, vì nông dân có một đoàn thể đứng sau. "Phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, ứng dụng công nghệ tiên tiến nên là hướng đi lâu dài các của Việt Nam, giống như các nước tiên tiến trên thế giới đã làm", ông Thành trao đổi với VnExpress. Tuy nhiên, ông cũng khuyến nghị các doanh nghiệp cần tính tới chuyện bảo hiểm, vì làm nghề nông sẽ khó tránh khỏi rủi ro do thiên tai, thời tiết, dịch bệnh...

Ngân hàng Nhà nước cũng đang xây dựng Nghị định mới về cho vay tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn. Trước đó, Nghị định 41 ra đời năm 2008 dù giúp dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp tăng 2,5 lần, song đã bộc lộ một số hạn chế như chỉ phù hợp với sản xuất dựa vào hộ gia đình, chưa tính đến mô hình lớn, áp dụng khoa học công nghệ. Ngoài ra, doanh nghiệp nếu muốn vay ngân hàng thì cũng chỉ có cách tín chấp, vì tài sản đất đai là thuộc về nông dân.

"Trên cả nước hiện nay đang thí điểm cho vay tín chấp với các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi và xuất khẩu ra nước ngoài.  Trong chương trình có khoảng 20-25 doanh nghiệp làm thí điểm, dự kiến chương trình thí điểm sẽ kết thúc vào khoảng năm sau để tổng kết sửa đổ Nghị định 41", đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Theo vnexpress.net

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm334
  • Hôm nay46,663
  • Tháng hiện tại821,941
  • Tổng lượt truy cập91,995,670
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây