Năm 2007, một lần tình cờ được tham quan mô hình nuôi rắn của người thân ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), anh Nam nhận thấy đây là một cách làm giàu phù hợp với điều kiện gia đình mình nên quyết định làm theo. Vay mượn đươc gần 10 triệu đồng, anh đầu tư xây hầm nuôi thử nghiệm 100 con rắn hổ mang.
Chia sẻ ý tưởng nuôi rắn hổ mang, anh Nam cho biết, rất khó mưu sinh bằng nghề trồng trọt do đất ruộng ít, lại cằn cỗi. Những ngày đầu tiên, anh Nam không có kinh nghiệm nuôi, lại phải một mình làm tất cả các việc, từ chăm sóc đến cho rắn ăn do người trong nhà không ai dám tiếp xúc với loài vật này. Hổ mang là loài rắn độc nên cả gia đình cũng sợ:
“Tôi phải học kỹ năng xử lý vết thương nếu bị rắn cắn. Ngoài ra trong nhà lúc nào cũng luôn phải dự trữ thuốc đắp rắn cắn. Từ khi nuôi rắn đến nay tôi bị rắn cắn 3 lần rồi, nhưng cả 3 lần đều cố gượng dậy để vừa nắm chặt tay vừa chạy thật nhanh vào phòng lấy thuốc đắp kịp thời", anh Nam chia sẻ.
Theo Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã