Học viên tại Trung tâm bảo trợ và chăm sóc trẻ em nạn nhân chất độc da cam sử dụng nước nóng năng lượng mặt trời tắm rửa hằng ngày. Ảnh: VGP/Minh Trang |
Tại Trung tâm y tế Hoà Nhơn, một trong những đơn vị thụ hưởng dự án nói trên, y sĩ Mai Thị Dư cho hay, từ khi lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời vào tháng 6, công tác chăm sóc, khám chữa bệnh tại cơ sở đã thuận lợi hơn trước nhiều.
Với khoảng 1.500 người đến khám BHYT, BHXH/tháng cùng các công tác sơ cứu, chăm sóc trẻ sơ sinh, việc sử dụng nước nóng là nhu cầu rất thường xuyên. Nhờ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, chi phí điện, gas giảm mạnh…
Tại Trung tâm bảo trợ chăm sóc nạn nhân chất độc da cam cơ sở 3 (thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn), bà Nguyễn Thị Cẩm Vang, Phó Giám đốc Trung tâm, phụ trách cơ sở 3 giới thiệu, 3 máy nước nóng có tổng dung tích 900 lít mới được đưa vào sử dụng năm nay đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của các em ở đây.
“Với hơn 60 em học viên, trong đó có 5 em bị bại não trú tại Trung tâm, việc chăm sóc trở nên thuận tiện, vệ sinh hơn khi có nước nóng suốt 24/24. Ngoài ra, trong công việc bếp núc, vào những ngày hè nắng nóng, nước có thể lên đến 70-80 độ C, các cô cấp dưỡng lấy nước này đun nấu thức ăn rất nhanh. Trước kia, đun nấu số lượng lớn cho các em học sinh như vậy vừa lâu lại tốn gas”, Phó Giám đốc Nguyễn Thị Cẩm Vang chia sẻ.
Sau mô hình nước nóng năng lượng mặt trời, Trung tâm cũng vừa lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời vào tháng 6.
Nước nóng được cung cấp cho Trung tâm y tế Hoà Nhơn . Ảnh: VGP/Minh Trang |
Hiệu quả kinh tế rõ rệt
Theo ông Dương Hoàng Văn Bản, Phó Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ TP. Đà Nẵng, qua thống kê, Đà Nẵng có tổng số giờ nắng trong năm là hơn 2.000 giờ, nằm trong số 16 tỉnh, thành phố có tiềm năng lớn về sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Với tiềm năng sẵn có, Trung tâm đã nghiên cứu và chuyển giao, lắp đặt hệ thống máy nước nóng năng lượng mặt trời tại 24 địa điểm tại 11 xã vùng nông thôn Hòa Vang. Hiện 53 máy nước nóng đã đáp ứng được 16.000 lít/ngày trên toàn huyện. Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12 này.
Theo tính toán cụ thể dựa trên công suất và giá thành thực tế, sử dụng hệ thống trên có thể tiết kiệm được 370 triệu đồng tiền điện và 564 triệu đồng chi phí dùng gas tiết kiệm được trong một năm cho toàn hệ thống lắp đặt tại 24 cơ sở.
Ông Dương Hoàng Văn Bản đánh giá, những kết quả tích cực ban đầu của mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc hiện đại hoá, đô thị hoá vùng nông thôn, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí.
Dựa trên những thành quả của giai đoạn 1 kết thúc trong năm nay đồng thời tiềm năng ứng dụng năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng còn khá nhiều, Trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu những ứng dụng mới của mô hình để phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống người dân.
Theo Báo Chính Phủ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;